Xem Quẻ Chân Gà (Xem Giò Gà, Xem Chân Gà)
Hán văn: Khoa Xem Chân Gà
Người dịch: Bảo Trai Đường
Huế 1978
Theo lời Ông này nói : Ta thuật lại lời của Thánh để di truyền cho đời sau nếu người nào quan tâm với đạo Thánh hiền mà bỏ tà quy chính , hãy dạy cho đấy! Sách nầy nói rõ nghĩa lý thông tường, rõ ràng huyết mạch, muôn phần không mất một.
BÀI PHÚ
Làm phương châm đoán về địa mạch. (Dịch từ bản chữ Hán ra quốc ngữ)
Khi có trái đất, ban đầu còn mệnh mang hỗn độn, chưa có ai xét đoán được.
Đến thời kỳ có loài người mới phôi thai, có cụ Bàn cổ mới lập ra thái cực mà chia ra lưỡng nghi.
Đến thời kỳ vua Phục Hy mới định ra Âm dương mà vạch ra bát quái.
Đến thời vua Văn Vương nhà Chu mới diễn ra Kinh dịch.
Đến thời Xuân Thu có ông Lỗ Ban và đức Khổng Tử mới lập ta hệ thống từ và chữ.
Đến thời ông Lý Thuần mới làm ra Khoa bói tẩu mã.
Tiếp đến bà Cửu Thiên Huyền Nữ Phạm Thị Chân tiên sư lập ra Khoa bói chân gà này, đã thâu tóm các sự bí ẩn của Trời đất, quán triệt được những niềm vui hoặc gở đưa lại cho nhân gian, lại biết được sự vận chuyển của mạch cục, khí đất động lặng rắn mềm ...
Dùng ngón to (ngón giữa của chân gà) làm vị trí của Huyền vũ.
Định ngón cun (ngón út nhỏ ngắn) làm hệ Chu tước.
Lấy ngón trong của chân gà làm hệ Thanh Long.
Dùng ngón ngoài của chân gà làm hệ Bạch hổ.
Lấy cung ngọ là hoả và là vị trí của Đằng xà, nên lấy cái đó làm huyệt pháp.
Lấy cung giữa (còn gọi là đốt hay gọi là dóng) ở ngón giữa của chân gà làm cung Thổ và là vị trí của câu Trần.
Lấy đó mà định làm nơi tôn quý, (là mồ mả tổ tiên và dòng họ về sau thuộc về dòng san nào).
Nếu vị trí Thổ lệch sang ngón trái, thì lấy đó là vị trí câu Trần.
Nếu cung Thổ lệch thiên sang ngón phải thì định đó là vị trí của Đằng xà, đó cũng là vị trí chỉ cho về lục Thân, nếu ở chỗ đó có huyết hồng tươi là Chân long (tức là đất tốt có mạch).
Cung giữa của ngón giữa (ngón dài) còn gọi là cung ngũ hào, nếu thấy huyết sắc tươi và như tơ nhỏ ấy là huyệt đãi người hiền (cái huyệt đó).
Thứ nữa là tìm Long mạch, định tên của các ngôi Bát quái mà biết được thịnh suy.
Lại nói rộng ra: sét các quẻ hào, nắm được mười đơn vị hàng thiên can như ở trên bàn tay:
(10 đơn vị Thiên can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và khởi tính được ngũ hành.
(Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ).
Phải biết được Âm dương có thuận ? Phải xét trong ngoài, xếp đặt được các cung Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn mà thấy ở đó huyền sắc trôi chảy, nguyên vẹn, không pha trộn, Dương trôi chảy là thuận.
Thấy âm chảy rẽ khác ra là nghịch. Xét ở cung: Tốn, Ly, Khôn, Đoài cần gấp rút thêm vào: Thấy sinh là lợi cho mình, thấy ngang ra là khắc, khắc là ngược lại (không hợp lý, bất lợi).
Không đọng ấy là đất chỉ để mộ tạm chôn mà thôi, vì đó là đất không có mạch.
Thấy loạn đọng ấy là hồn phách không yên.
Có điểm đen ấy là phúc ít, hoạ nhiều. Thấy hưu trù (tức là thấy huyết ở các cung nói trên có ngắt ngừng lại) thì người nhà gặp tai ương, súc vật trong nhà sẽ bị chết tiệt.
Riêng vị trí cung Ngọ thấy huyết hồng tươi loang lổ là mộ đó ở về phương nam có án.
Thấy ở cung Tốn có hỷ sắc (tươi tốt) đó là điềm có bảng bút chi khoa, (ý nói là cho con cháu đỗ đạt). Ở nơi đầu mối thấy có huyết đọng là vượng lâu dài.
Các hào vị có huyết hưu (huyết đến đó ngắt ngừng lại) là phúc bị ít vì bị hãm.
Thấy ngón trong và ngón ngoài quay hướng vào nhau đó là điều mau chóng, nếu thấy ngón trong và ngón ngoài vẫy qua, lắc lại (vênh váo không quay vào nhau) là hiện tượng chây chậm).
Thấy trùng động (là ba đầu móng ở 3 đầu ngón, cả ba đều cúi quắm gục lồng lên nhau) hoặc trùng khắc (là sung khắc lồng lớp lên nhau) đó là cái thế sơn thuỷ bức bách xâm phạm mạnh (là sơn thuỷ cưỡng bách).
Thấy hỷ động, hỷ giao (là có đầu ngón giữa ngẩng lên, lại có ngón khác ở đầu móng cúi xuống và giao vào nhau) ấy là Long Hổ trùng điệp ứng gấp.
Hoặc ở vị trí cung càn thấy có huyết đọng lên đến cung đoài, ấy là mạch Kim uyển chuyển vào chùa hoặc vào miếu nào đó.
Hoặc ở vị trí cung chấn thấy có ám phá (là tối phá) lên đến cung Tốn phải đoán đó là ảnh hưởng gốc cây và nhờ đó gió thổi vào, vậy là ở Phương Đông có chùa Phật đối lại (quay vào mộ đó), ở Phương Nam có đền đài xung khắc với mộ đó.
Nếu thấy huyết đọng ở cung Khảm, ở cung Hợi và Tý, ắt về phía Bắc của mộ đó có Thuỷ khuyết xấu, đó gọi là Huyền vũ đoản hiệp (là bị gò ép).
Hoặc có huyền đọng ở cung Cấn, ở vị trí Sửu và Dần, là ở phía Đông bắc của ngôi mộ đó có Thổ bách ám, cái thế đó lộc thuộc bất minh (là trong nhà trong họ không yên).
Nếu thấy ở vị trí Tý và Sửu đọng huyết thì lại xem Kim mộc giao sung, ấy là nước mưa của Trời dội xuống đọng lại, hoặc là nước bùn lầy tràn vào phạm mà lay động, hoặc nước hoàng tuyền ở cạnh đó cuốn thẳng đi, hoặc sông ngòi đầm trạch nước lớn mênh mông, bị nước phá sau đầu, hoặc nước trong thung lũng trên núi chẳng thấy vào hoặc ở nóc nhà nào chảy thẳng vào.
Xem kỹ vị trí cung Cấn nếu có loang lổ ẩn dấu là có thổ sơn.
Bằng thấy ở cung Khôn có sắc khí tươi tía thí luận: Táng ở nơi gò đất lớn, lại có thần linh tại phương Bắc chiếu và ở phương Nam có đền trên đỉnh núi hoặc ở gò cao.
Nếu thấy ở cung Chấn đọng thì đoán là: có ba nhánh rễ cây gỗ xâm vào mộ.
Cùng ở đốt mão phương, thì đoán là ở chỗ đó có bờ ruộng hoặc đường đi thẳng phạm vào mộ.
Nếu chẳng vậy thì có một khí cựu thần sung tới, chân long chẳng ứng (không hợp, không cho kết phát).
Nếu thấy ngón Lớn động lớn thì hằn bờ góc ruộng bắn thẳng vào mặt mộ. Nếu không như vậy là: mộc phủ phong suy (gió thổi cái hơi gỗ cây thối nát đưa vào).
Nếu vị trí cung Thân có thấy mờ tối, hẳn là ngôi mộ đó bị ngọn núi che lấp hướng trước mặt, như vậy thì con trai trong nhà, trong họ bị cuồng điên hoặc hủi rụng tóc.
Nếu thấy hoả huyết đọng ở vị trí cung Tý và Ngọ và thấy Kim huyết loạn ở Mùi Thân, là chốn mộ đó trước đây có gio than bếp lửa đã làm hết khí, hoặc trước có đá nhọn của núi sông vào phạm đến mạch, đương hành lại.
Xem ở cung giữa có huyết thổ lẫn với huyết thuỷ, ấy là có sâu, kiến đang phá hoại xương cốt, nếu thấy thuỷ thanh ấy là có loài lươn chạch vào quan tài, hoặc vào tiểu.
Nếu thấy ở Khôn và Cấn có loạn động thì đoán: Nam giới chết trận.
Hoặc thấy ở cung Dần cung Thân có vết huyết như Kim chỉ ngang, hoặc ở Cấn Dần thấy sắc trong là thủy tận sơn cùng; Nếu ở Dần và Dậu thấy có hồng sắc loang lổ, là đất thiêng sinh nhân hào kiệt.
Nếu thấy ngón cái co rút lại và đảo ngược lại, là đất chẳng được, người chết sẽ thiếu máu sợ hãi co dật chân tay mà chết.
Nếu nội ẩn (là ngón trong dấu đi) thì đoán là phi long (rồng bay).
Nếu ngoại ẩn (ngón ngoài dấu đi) đoán là phi hổ (hổ bay).
Nếu ngón trong đè ngón cái ở chỗ: Hổ - Tý, lại có huyết đọng ấy là chu tước, phải đoán là mộ bị khô không có nước.
Nếu ở cung ngọ thấy khô như lửa đốt vào ấy là Huyền vũ, thì không có người nối dõi, vì phản huyệt (huyệt ngược), bất chính nên vong linh bất bình !
Đầu ngón cái ủ rũ co rút lại, còn là: "Long đoản Sơn, Khắc vong mệnh; huyết đọng, cái tươi là: "Sơn chỉ long trường, mạch phụ quan hài" (là núi chắn, rồng dài, có mạch bổ sung cho quan tài và hài cốt).
Nếu huyết loạn ở ngoài ngón, là hổ không đủ chân !
Nếu huyết đọng ở trong ngón, là thân rồng chẳng tốt.
Nếu hai ngón: nội và ngoài như đôi mi mắt chầu vào nhau, chầu ngang nhau, đó là Long Hổ đầu sát. Nếu huyết điểm ở ngón cun (ngón nhỏ), ngón cun lại chỉ vào ngón nội, phải đoán là: nội loạn động, ắt phải đề phòng trộm cướp, dịch lệ, hoả tai.
Nếu thấy huyết đen ở cung Khôn (cung Khôn ở ngón ngoài) và ngón ngoài lại cúi ra ngoài, đó là cái mối hại người hại vật, và là cái mối tranh tụng, hoặc bị trộm đêm cướp ngày lấy của cải và còn bị kinh khủng về người và súc vật.
Nếu thấy máu sắc hồng tươi ở hai cung: Thân và Dậu, đó là sẽ phát minh người "Quán cổ anh hùng".
Xem xét ở hai ngôi: Chấn và Đoài nếu có điểm thâm đen và thô (to), đó là con cháu dâm dục.
Thường xem ngón trong và ngón ngoài phù trợ tiếp nhau và ngón cun (út) chỉ lên không, chỉ cao gần đến cung ly, cung khảm ấy là mộ ở vị trí Bính hướng Nhâm, lại xem hai cung: càn tốn thì lấy Tân Hợi và ngón cun chỉ gần ngôi tốn, là mộ toạ Bính, hoặc ở tốn san, nếu như phân kim thì rõ chốn đó, tức là mạch đất tốt vậy.
Nếu ngón cun chỉ gần trên cung Khôn, đó là ngồi hướng quý, nhìn về hướng đinh.
Bằng ngón cun chỉ vào giữa cung Khôn, nên lấy tâm ở cung cấn.
Cung Khôn có nhiều hồng huyết, nếu cung Cấn có nhiều sắc loang lổ và tươi hồng ở cung Khôn, ít sự liên hệ (rời rạc) ở cung bên: hoặc Bính Thân hoặc Bính Dần.
Nếu chỉ vào dưới cung Khôn là biểu thị con cháu có voi ngựa (ý nói con cháu sang giầu).
Nếu vào cung Chấn và Mão là thuộc vị trí Tân, lại thấu tươi tía là biểu thị có văn tinh bảng bút chi khoa (ý nói con cháu thi đỗ).
Nếu ở cung Chấn là vị trí chính ất có sắc hồng và loạn, đó là cho biết sắp có sự kiện cáo, khẩu thiệt, quan phi (bị phạt lẽ trái về mình).
Lấy cung Khôn là quẻ dâu rể.
Định vị trí cấn dần là kho tàng. Quẻ Hào Khôn ẩn vết là dâu rể không tốt lành.
Ở vị trí cấn có nhiều loang lổ sắc, là mấu chốt kỳ lạ, quẻ ấy mà xung trong, lại hoá ra quẻ lành, nếu gấp lại là tốt lành, nếu ám đen là độc. Nếu ứng về Tây Bắc là Kim tức thuỷ vương, cửa thuỷ có chúa loài cá giải tụ hội.
Ở vị trí Đông Nam có hoả sinh minh đường, có chim phượng chầu, là cái thế Long hổ trùng điệp, có sơn thủy lớp lớp, mạch hưng thịnh được lâu, hàng năm lại càng hưng thịnh lên.
Hán văn: Khoa Xem Chân Gà
Người dịch: Bảo Trai Đường
Huế 1978
56 trang
Cách dạy xem chân gà biết được cát - hung-hoạ - phúc trong gia đạo và Âm dương trạch có động chạm gì không. Cách giải quyết.
Sách nầy do Bảo Trai Đường chép để lại từ ngày 7 tháng 7 năm Thiệu Trị thú bảy.
Cách dạy xem chân gà biết được cát - hung-hoạ - phúc trong gia đạo và Âm dương trạch có động chạm gì không. Cách giải quyết.
Sách nầy do Bảo Trai Đường chép để lại từ ngày 7 tháng 7 năm Thiệu Trị thú bảy.
Theo lời Ông này nói : Ta thuật lại lời của Thánh để di truyền cho đời sau nếu người nào quan tâm với đạo Thánh hiền mà bỏ tà quy chính , hãy dạy cho đấy! Sách nầy nói rõ nghĩa lý thông tường, rõ ràng huyết mạch, muôn phần không mất một.
BÀI PHÚ
Làm phương châm đoán về địa mạch. (Dịch từ bản chữ Hán ra quốc ngữ)
Khi có trái đất, ban đầu còn mệnh mang hỗn độn, chưa có ai xét đoán được.
Đến thời kỳ có loài người mới phôi thai, có cụ Bàn cổ mới lập ra thái cực mà chia ra lưỡng nghi.
Đến thời kỳ vua Phục Hy mới định ra Âm dương mà vạch ra bát quái.
Đến thời vua Văn Vương nhà Chu mới diễn ra Kinh dịch.
Đến thời Xuân Thu có ông Lỗ Ban và đức Khổng Tử mới lập ta hệ thống từ và chữ.
Đến thời ông Lý Thuần mới làm ra Khoa bói tẩu mã.
Tiếp đến bà Cửu Thiên Huyền Nữ Phạm Thị Chân tiên sư lập ra Khoa bói chân gà này, đã thâu tóm các sự bí ẩn của Trời đất, quán triệt được những niềm vui hoặc gở đưa lại cho nhân gian, lại biết được sự vận chuyển của mạch cục, khí đất động lặng rắn mềm ...
Dùng ngón to (ngón giữa của chân gà) làm vị trí của Huyền vũ.
Định ngón cun (ngón út nhỏ ngắn) làm hệ Chu tước.
Lấy ngón trong của chân gà làm hệ Thanh Long.
Dùng ngón ngoài của chân gà làm hệ Bạch hổ.
Lấy cung ngọ là hoả và là vị trí của Đằng xà, nên lấy cái đó làm huyệt pháp.
Lấy cung giữa (còn gọi là đốt hay gọi là dóng) ở ngón giữa của chân gà làm cung Thổ và là vị trí của câu Trần.
Lấy đó mà định làm nơi tôn quý, (là mồ mả tổ tiên và dòng họ về sau thuộc về dòng san nào).
Nếu vị trí Thổ lệch sang ngón trái, thì lấy đó là vị trí câu Trần.
Nếu cung Thổ lệch thiên sang ngón phải thì định đó là vị trí của Đằng xà, đó cũng là vị trí chỉ cho về lục Thân, nếu ở chỗ đó có huyết hồng tươi là Chân long (tức là đất tốt có mạch).
Cung giữa của ngón giữa (ngón dài) còn gọi là cung ngũ hào, nếu thấy huyết sắc tươi và như tơ nhỏ ấy là huyệt đãi người hiền (cái huyệt đó).
Thứ nữa là tìm Long mạch, định tên của các ngôi Bát quái mà biết được thịnh suy.
Lại nói rộng ra: sét các quẻ hào, nắm được mười đơn vị hàng thiên can như ở trên bàn tay:
(10 đơn vị Thiên can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và khởi tính được ngũ hành.
(Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ).
Phải biết được Âm dương có thuận ? Phải xét trong ngoài, xếp đặt được các cung Bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn mà thấy ở đó huyền sắc trôi chảy, nguyên vẹn, không pha trộn, Dương trôi chảy là thuận.
Thấy âm chảy rẽ khác ra là nghịch. Xét ở cung: Tốn, Ly, Khôn, Đoài cần gấp rút thêm vào: Thấy sinh là lợi cho mình, thấy ngang ra là khắc, khắc là ngược lại (không hợp lý, bất lợi).
Không đọng ấy là đất chỉ để mộ tạm chôn mà thôi, vì đó là đất không có mạch.
Thấy loạn đọng ấy là hồn phách không yên.
Có điểm đen ấy là phúc ít, hoạ nhiều. Thấy hưu trù (tức là thấy huyết ở các cung nói trên có ngắt ngừng lại) thì người nhà gặp tai ương, súc vật trong nhà sẽ bị chết tiệt.
Riêng vị trí cung Ngọ thấy huyết hồng tươi loang lổ là mộ đó ở về phương nam có án.
Thấy ở cung Tốn có hỷ sắc (tươi tốt) đó là điềm có bảng bút chi khoa, (ý nói là cho con cháu đỗ đạt). Ở nơi đầu mối thấy có huyết đọng là vượng lâu dài.
Các hào vị có huyết hưu (huyết đến đó ngắt ngừng lại) là phúc bị ít vì bị hãm.
Thấy ngón trong và ngón ngoài quay hướng vào nhau đó là điều mau chóng, nếu thấy ngón trong và ngón ngoài vẫy qua, lắc lại (vênh váo không quay vào nhau) là hiện tượng chây chậm).
Thấy trùng động (là ba đầu móng ở 3 đầu ngón, cả ba đều cúi quắm gục lồng lên nhau) hoặc trùng khắc (là sung khắc lồng lớp lên nhau) đó là cái thế sơn thuỷ bức bách xâm phạm mạnh (là sơn thuỷ cưỡng bách).
Thấy hỷ động, hỷ giao (là có đầu ngón giữa ngẩng lên, lại có ngón khác ở đầu móng cúi xuống và giao vào nhau) ấy là Long Hổ trùng điệp ứng gấp.
Hoặc ở vị trí cung càn thấy có huyết đọng lên đến cung đoài, ấy là mạch Kim uyển chuyển vào chùa hoặc vào miếu nào đó.
Hoặc ở vị trí cung chấn thấy có ám phá (là tối phá) lên đến cung Tốn phải đoán đó là ảnh hưởng gốc cây và nhờ đó gió thổi vào, vậy là ở Phương Đông có chùa Phật đối lại (quay vào mộ đó), ở Phương Nam có đền đài xung khắc với mộ đó.
Nếu thấy huyết đọng ở cung Khảm, ở cung Hợi và Tý, ắt về phía Bắc của mộ đó có Thuỷ khuyết xấu, đó gọi là Huyền vũ đoản hiệp (là bị gò ép).
Hoặc có huyền đọng ở cung Cấn, ở vị trí Sửu và Dần, là ở phía Đông bắc của ngôi mộ đó có Thổ bách ám, cái thế đó lộc thuộc bất minh (là trong nhà trong họ không yên).
Nếu thấy ở vị trí Tý và Sửu đọng huyết thì lại xem Kim mộc giao sung, ấy là nước mưa của Trời dội xuống đọng lại, hoặc là nước bùn lầy tràn vào phạm mà lay động, hoặc nước hoàng tuyền ở cạnh đó cuốn thẳng đi, hoặc sông ngòi đầm trạch nước lớn mênh mông, bị nước phá sau đầu, hoặc nước trong thung lũng trên núi chẳng thấy vào hoặc ở nóc nhà nào chảy thẳng vào.
Xem kỹ vị trí cung Cấn nếu có loang lổ ẩn dấu là có thổ sơn.
Bằng thấy ở cung Khôn có sắc khí tươi tía thí luận: Táng ở nơi gò đất lớn, lại có thần linh tại phương Bắc chiếu và ở phương Nam có đền trên đỉnh núi hoặc ở gò cao.
Nếu thấy ở cung Chấn đọng thì đoán là: có ba nhánh rễ cây gỗ xâm vào mộ.
Cùng ở đốt mão phương, thì đoán là ở chỗ đó có bờ ruộng hoặc đường đi thẳng phạm vào mộ.
Nếu chẳng vậy thì có một khí cựu thần sung tới, chân long chẳng ứng (không hợp, không cho kết phát).
Nếu thấy ngón Lớn động lớn thì hằn bờ góc ruộng bắn thẳng vào mặt mộ. Nếu không như vậy là: mộc phủ phong suy (gió thổi cái hơi gỗ cây thối nát đưa vào).
Nếu vị trí cung Thân có thấy mờ tối, hẳn là ngôi mộ đó bị ngọn núi che lấp hướng trước mặt, như vậy thì con trai trong nhà, trong họ bị cuồng điên hoặc hủi rụng tóc.
Nếu thấy hoả huyết đọng ở vị trí cung Tý và Ngọ và thấy Kim huyết loạn ở Mùi Thân, là chốn mộ đó trước đây có gio than bếp lửa đã làm hết khí, hoặc trước có đá nhọn của núi sông vào phạm đến mạch, đương hành lại.
Xem ở cung giữa có huyết thổ lẫn với huyết thuỷ, ấy là có sâu, kiến đang phá hoại xương cốt, nếu thấy thuỷ thanh ấy là có loài lươn chạch vào quan tài, hoặc vào tiểu.
Nếu thấy ở Khôn và Cấn có loạn động thì đoán: Nam giới chết trận.
Hoặc thấy ở cung Dần cung Thân có vết huyết như Kim chỉ ngang, hoặc ở Cấn Dần thấy sắc trong là thủy tận sơn cùng; Nếu ở Dần và Dậu thấy có hồng sắc loang lổ, là đất thiêng sinh nhân hào kiệt.
Nếu thấy ngón cái co rút lại và đảo ngược lại, là đất chẳng được, người chết sẽ thiếu máu sợ hãi co dật chân tay mà chết.
Nếu nội ẩn (là ngón trong dấu đi) thì đoán là phi long (rồng bay).
Nếu ngoại ẩn (ngón ngoài dấu đi) đoán là phi hổ (hổ bay).
Nếu ngón trong đè ngón cái ở chỗ: Hổ - Tý, lại có huyết đọng ấy là chu tước, phải đoán là mộ bị khô không có nước.
Nếu ở cung ngọ thấy khô như lửa đốt vào ấy là Huyền vũ, thì không có người nối dõi, vì phản huyệt (huyệt ngược), bất chính nên vong linh bất bình !
Đầu ngón cái ủ rũ co rút lại, còn là: "Long đoản Sơn, Khắc vong mệnh; huyết đọng, cái tươi là: "Sơn chỉ long trường, mạch phụ quan hài" (là núi chắn, rồng dài, có mạch bổ sung cho quan tài và hài cốt).
Nếu huyết loạn ở ngoài ngón, là hổ không đủ chân !
Nếu huyết đọng ở trong ngón, là thân rồng chẳng tốt.
Nếu hai ngón: nội và ngoài như đôi mi mắt chầu vào nhau, chầu ngang nhau, đó là Long Hổ đầu sát. Nếu huyết điểm ở ngón cun (ngón nhỏ), ngón cun lại chỉ vào ngón nội, phải đoán là: nội loạn động, ắt phải đề phòng trộm cướp, dịch lệ, hoả tai.
Nếu thấy huyết đen ở cung Khôn (cung Khôn ở ngón ngoài) và ngón ngoài lại cúi ra ngoài, đó là cái mối hại người hại vật, và là cái mối tranh tụng, hoặc bị trộm đêm cướp ngày lấy của cải và còn bị kinh khủng về người và súc vật.
Nếu thấy máu sắc hồng tươi ở hai cung: Thân và Dậu, đó là sẽ phát minh người "Quán cổ anh hùng".
Xem xét ở hai ngôi: Chấn và Đoài nếu có điểm thâm đen và thô (to), đó là con cháu dâm dục.
Thường xem ngón trong và ngón ngoài phù trợ tiếp nhau và ngón cun (út) chỉ lên không, chỉ cao gần đến cung ly, cung khảm ấy là mộ ở vị trí Bính hướng Nhâm, lại xem hai cung: càn tốn thì lấy Tân Hợi và ngón cun chỉ gần ngôi tốn, là mộ toạ Bính, hoặc ở tốn san, nếu như phân kim thì rõ chốn đó, tức là mạch đất tốt vậy.
Nếu ngón cun chỉ gần trên cung Khôn, đó là ngồi hướng quý, nhìn về hướng đinh.
Bằng ngón cun chỉ vào giữa cung Khôn, nên lấy tâm ở cung cấn.
Cung Khôn có nhiều hồng huyết, nếu cung Cấn có nhiều sắc loang lổ và tươi hồng ở cung Khôn, ít sự liên hệ (rời rạc) ở cung bên: hoặc Bính Thân hoặc Bính Dần.
Nếu chỉ vào dưới cung Khôn là biểu thị con cháu có voi ngựa (ý nói con cháu sang giầu).
Nếu vào cung Chấn và Mão là thuộc vị trí Tân, lại thấu tươi tía là biểu thị có văn tinh bảng bút chi khoa (ý nói con cháu thi đỗ).
Nếu ở cung Chấn là vị trí chính ất có sắc hồng và loạn, đó là cho biết sắp có sự kiện cáo, khẩu thiệt, quan phi (bị phạt lẽ trái về mình).
Lấy cung Khôn là quẻ dâu rể.
Định vị trí cấn dần là kho tàng. Quẻ Hào Khôn ẩn vết là dâu rể không tốt lành.
Ở vị trí cấn có nhiều loang lổ sắc, là mấu chốt kỳ lạ, quẻ ấy mà xung trong, lại hoá ra quẻ lành, nếu gấp lại là tốt lành, nếu ám đen là độc. Nếu ứng về Tây Bắc là Kim tức thuỷ vương, cửa thuỷ có chúa loài cá giải tụ hội.
Ở vị trí Đông Nam có hoả sinh minh đường, có chim phượng chầu, là cái thế Long hổ trùng điệp, có sơn thủy lớp lớp, mạch hưng thịnh được lâu, hàng năm lại càng hưng thịnh lên.
Download Xem Quẻ Chân Gà - Bảo Trai Đường.PDF
Download Xem Quẻ Chân Gà - Bảo Trai Đường.PDF
Download Xem Quẻ Chân Gà - Bảo Trai Đường.PDF
Download Xem Quẻ Chân Gà - Bảo Trai Đường.PDF
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 99.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 99.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126