Tác giả: Lê Văn Lân
NXB Nam Việt 2009
333 Trang
”Bác-sĩ Lê Văn Lân là một cựu-sinh-viên và nay là một người bạn vong-niên của tôi. Tôi biết ông không những là một bác-sĩ ưu-tú, tận-tâm mà còn là một nhà nghiên-cứu đáng nể về văn-hóa dân-tộc. Ông được hướng dẫn vào dân-tộc-học (ethnology) và rộng hơn, vào nhân-học (anthropology) bởi cố-Giáo-sư Thạc-sĩ Trần Anh và đã trở về nguồn với dân-tộc Việt Nam. Ông lại đã cùng với cố-Giáo-sư Nguyễn Đình Cát và tôi cộng tác trong Ủy-ban Quốc-gia Soạn- thảo Danh-từ Chuyên-môn và cùng hoàn thành cuốn Tự-điển Y khoa, nay đã bị tiêu hủy. Sau những năm bị tập trung để cải tạo, ông đã ra thoát và dùng lại sở-học cùng tài-năng để phục vụ một nhân-loại rộng lớn hơn, nhưng vẫn không rời được nền văn-hóa mẹ đã nuôi dưỡng tuổi trẻ của ông. Những tác-phẩm mà ông đã cho xuất thế ở Hoa-Kì là những công-trình gương-mẫu đem khoa học Thái-Tây ở độ tiến-bộ nhất, cao nhất, vào trong sự tìm hiểu những nét văn-hóa căn-bản của dân-tộc Viêt Nam”.
Trên đây là lời giới thiệu của giáo sư Trần Ngọc Ninh, trong phần mở đầu quyển PHÙ THUẬT VIỆT NAM của bác sĩ Lê Văn Lân, cho chúng ta có được một ít khái niệm về sở học và thú viết lách của tác giả. Sách vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ, và ngay trong thời điểm nầy, khi tôi ngồi gõ những dòng chữ giới thiệu quyển sách nầy đến qúy độc gỉa, thì những lọat sách thơm mùi giấy mới đang trên đường đến hoặc vừa đặt mình êm ả trên quầy, đón chờ bàn tay thân mến của độc gỉa muôn nơi. Một quyển sách có đề tài kỳ bí với một công trình khảo cứu quy mô, và một nội dung sát với đời sống của chúng ta.
Sách cho ta nhận định rằng, phù thuật bùa chú khởi nguyên là một sự chào đời do sự va chạm huyễn thực giữa cái không biết của người dân thôn dã và cái ”biết” của phù thủy/pháp sư. Cái không biết tạo nên sự sợ hãi để cái ”thấy” của người pháp sư hay phù thủy bị/được sử dụng mà lung lạc/trấn an, tạo giao động và làm lắng động tâm và trí của chúng ta. Từ sợ hãi mà có mê tín. Do từ sự bất ổn mà đi tìm cái ổn. Bất ổn là gốc rễ của sợ hãi của mê tín của cầu xin. Bùa chú phép thuật xuất hiện vì sự bất an của chúng ta, là pháp ”trấn an” và ”trấn giữ” cái tâm của con người.
PHÙ THUẬT VIỆT NAM là quyển sách có đề tài hướng những bước chân đi vào ”một khu rừng rậm u linh”. Viết về đề tài nầy, theo quan điểm của nhiều người, là đi vào thế giới của mê tín dị đoan, là đưa tầm nhìn về một đề tài khá lạc hậu trong thời đại văn minh khoa học của đầu thế kỷ 21. Thế kỷ của những phát minh điện tóan cực kỳ tinh vi chính xác và những cuộc thám hiểm ngọai tầng không gian của những vệ tinh cực kỳ khoa học. Nhưng, những tiến bộ của khoa học có đâm thủng cái màn đêm ”bí ẩn man rợ” của thế giới phù thuật để xóa bỏ được những kỳ bí đầy tính cách huyễn hoặc, thiếu khoa học nầy chưa. Thực sự khoa học dù tiến bộ vượt bực vẫn chưa ”khai mở” trọn vẹn phần tâm linh, chưa đánh đuổi hòan tòan bóng tối âm u của nhiều điều huyền bí, khi phù thuật vẫn còn tồn tại trên trái đất trong đời sống con người. Vì thế, việc viết nên quyển sách nầy dưới cái nhìn của một nhà khoa học, không lạc hậu chút nào. Trái lại, là sự kiện đem cái thấy của văn minh khoa học ”khai tỏ” thế giới của phù thuật.
Không phủ nhận nó mà biết dùng cái nhìn khoa học đi vào cái gọi là ”lạc hậu” qua con đường nội lực tâm linh, để giải thích sự tình chứng minh được sự kiện hướng đời sống con người đạt đến sự an bình là giải thể được sức mạnh ”kỳ bí” của bùa chú. Khi văn minh vật chất vẫn chưa giải quyết được những hội chứng tâm thần, khi Y khoa tiến bộ chưa đẩy lùi những yếu tố tâm linh tín ngưỡng, thì… Ông viết:
”Trong đường hướng đi vào sự khảo sát bùa chú Việt Nam, chúng ta thiết tưởng phải gột bỏ định kiến coi bùa chú là ”dị đoan” mà chúng ta nên có thái độ mở rộng tâm trí mà nghĩ rằng đó là những vấn đề thuộc phần tiềm thức hay linh thể trong lĩnh vực của một nền văn hóa cổ xưa, và đường hướng thích nghi nhất là phải điều tra, khảo sát và phân tích cái nền tảng tín ngưỡng của dân Việt Nam ta qua giòng lịch sử triết lý và văn hóa”.
Trong một lọat hình sưu tầm về bùa chú từ nhiều nơi trên thế giới, tác gỉa đã đưa vào sách những tấm hình của 40 lá bùa thông dụng. Cụ thể như Bùa làm bỏ thuốc lá, Bùa trị trẻ kinh phong, Bùa giúp làm ăn phát đạt, Bùa trừ ma quái, Bùa làm người ta yêu thương mình… Những bí ẩn ma quái của phù thủy những sức mạnh tâm lý của pháp sư như ”Thái Thượng Lão-quân với cái lò tám góc luyện-đơn, tiền-thân của những phòng thí-nghiệm hóa-học và nguyên-tử của đời nay. Và là người Việt Nam thì phải hiểu rằng, khi nhà Nguyên gốc Mông-cổ đánh nước ta thì có tên phù-thủy Phạm Nhan được phái sang để dọa nạt và lung lạc nhân-tâm mà gài cả một hệ-thống do-thám và phản gián qua những người mê tín; thanh kiếm thần của Hưng Đạo Đại-vương Trần Quốc Tuấn cũng là một sáng-tạo của các pháp-sư bản-quốc để lấy lại lòng tin của các đàn bà con gái, là một lực-lượng lớn của nước. Thanh kiếm sắc bén của Đức Trần Hưng Đạo đã chặt bay cái đầu xương thịt của tên phù-thủy mông-cổ…”
PHÙ THUẬT VIỆT NAM là sách biên khảo của một số rất nhiều dữ kiện cùng hình ảnh của bùa, chú, phép, thuật. Sách linh động không những ở những điều đọc thấy như về lá bùa Lỗ Ban, về những chòm sao Bắc Đẩu vẽ trên lá bùa… Sách còn trình bày rất nhiều khía cạnh về Luyện Bùa, Ấn Quyết, Dụng Pháp của Bùa Chú, Thư Phù, Bùa Ngãi… Sống động như các cuộc so tài giữa Pháp sư Chánh Đạo và Tà Đạo… còn có những thú vị nho nhỏ rải rác trong sách, qua những nêu dẫn rất nhẹ nhàng văn chương, ví dụ những ghi chú như: ”Con trai thì bước chân trái trước, tức là bước Xuân Thu. Con gái thì bước chân phải trước, tức bước Đông Hạ…”
Trao đổi thư từ với Bác sĩ Lê Văn Lân mấy năm nay chúng tôi có duyên được biết ông đã ”cưu mang” tác phẩm viết về Bùa Chú nầy rất nhiều năm, thế nên chúng tôi thật sự đã có được một niềm vui rất lớn, khi nghe tin cuốn sách được thành hình.
Thiết kế hình bìa sách Phù Thuật Việt Nam cho chúng ta cảm giác kỳ bí, thân thương và hiếu kỳ.Cái cảm giác kỳ bí có, do bởi màu đen làm nền và màu đỏ với nét viết rất ”tượng hình” của chữ PHÙ THUẬT, trông như đang ẩn dạng một bí mật từ nỗi sợ hải và mê tín của con người. Chữ VIỆT NAM với màu vàng là ấn tượng thân thương ta có được. Trên màu đen làm nền trang sách, trên màu đỏ của chữ PHÙ THUẬT, màu vàng của chữ VIỆT NAM bỗng dưng rực rỡ hẳn lên. Có phải vì cái tình của chúng ta với đất nước, có phải vì màu da vàng của dân tộc Việt, có phải vì sư linh thiêng được kết chặt từ bao nhiêu đời trong dòng máu của ba miền đất nước cho ta cái cảm giác nầy. Trang bìa được thiết kế bằng màu sắc và hình ảnh rất hàm súc và sâu sắc, qua đó ta đọc thấy được nội dung của sách: Chữ PHÙ THUẬT kỳ ảo huyễn hoặc khá lớn, trình bày cái thế giới rộng lớn của bùa chú. Nhưng màu vàng rất trong sáng của hai chữ VIỆT NAM nghiêm trang thẳng và mạnh như cho thấy nơi nương vững chải của ta: Hồn thiêng sông núi Việt!
Nhà văn Võ Hương An là người thiết kế hình bìa cũng là người bạn đã đứng ra giúp để hòan tất việc in ấn quyển sách nầy, là những công việc vì lý do sức khoẻ đã làm cho tác gỉa khó thực hiện. Và theo lời kể của Bác sĩ Lê Văn Lân thì ”không có nhà văn Võ Hương An, sách PHÙ THUẬT VIỆT NAM không ra đời”. Sách được hòan thành, đứa con tinh thần được chào đời, nỗi lo đè nặng tâm lòng đã trở thành một hạnh phúc thanh thản nhẹ nhàng.
Thân tình giữa tác giả và nhà thiết kế trang bìa sách PHÙ THUẬT VIỆT NAM là một ý tưởng đột ngột hiện đến với tôi, khi cầm quyển sách nầy trong tay, và ý tưởng đó vẫn tiếp tục có, sau khi đọc xong quyển sách nầy. Một cảm nghĩ trong liên tưởng về bùa chú, sự sợ hãi, mê tín, sự an bình của thân và tâm. Sự bình an tạo tự tin và nội lực. Người có nội lực sẽ là người có hạnh phúc và có được cái nhìn khách quan vào cuộc đời, sẽ tạo được lợi ích chung.
Điểm cuối cùng là tấm gương của một sự phấn đấu để đến được đích. Tuy bệnh nặng, tác gỉa đã âm thầm ”đạp đổ những cơn đau” lặng lẽ bên máy vi tính viết, thâu thập và xếp lại những trang sách. Những ngày tháng thân đau nhưng tâm tọai nguyện thanh thản là thời gian của giờ phút theo câu ông nói, ”sức cùng lực tận”, vẫn sống trong hạnh phúc của người cầm bút. Cái hạnh phúc có được ngay từ thời thanh niên do từ niềm đam mê viết lách cho đến bây giờ. Lòng ấm áp tình gia đình và tình bạn hữu, ông đã thực hiện được việc xuất bản quyển sách nầy. Trang sách mở đầu đã cho thấy hạnh phúc đó của ông: ”Thành kính dâng lên phương hồn của Song Thân. Thương mến tặng Nhàn… và tất cả các cháu nội ngọai, với kỳ vọng chúng sẽ là những cánh chim Việt tộc tự hào tung bay khắp bốn phương thế giới. LÊ VĂN LÂN”.
Xếp quyển sách lại sau khi đọc xong, nhìn hình bìa một lần cuối trước khi đặt lên giá sách, tôi mỉm cười với chính mình khi nhớ lại câu nói của người thiết kế hình bìa, nhà văn Võ Hương An:”Hình bìa là hai cái bùa chúc phúc, nghĩa là người đọc hên lắm. Thôi, tôi đi nhà in…”. Đúng rồi, thấy hoặc nghe được một điều chúc phúc là may mắn. Trực tiếp hay gián tiếp, ta nhận được tình cảm của người chúc. Nhận lấy lời chúc, hạnh phúc và nụ cười của họ đi theo lời chúc sẽ làm mình thư giãn để ta dừng lại nhìn rõ vào lòng mình, sẽ nghĩ đến và sẽ thực hiện việc đưa cái phúc vào được trong đời sống của chúng ta. Được như thế, ta giải mã và sẽ cởi được cái khóa của những phù phép và có thể tiếp nhận thế giới của những lá bùa, lời chú trong cái thấy của một tương quan huyền bí giữa vũ trụ và con người, trong phối kết đặc thù linh diệu tạo sự tự tin, sự an bình của thân và tâm, là mục đích của quyển sách nầy. Quyển sách tự nó là một Đạo Bùa rất Khoa học!
”Bác-sĩ Lê Văn Lân là một cựu-sinh-viên và nay là một người bạn vong-niên của tôi. Tôi biết ông không những là một bác-sĩ ưu-tú, tận-tâm mà còn là một nhà nghiên-cứu đáng nể về văn-hóa dân-tộc. Ông được hướng dẫn vào dân-tộc-học (ethnology) và rộng hơn, vào nhân-học (anthropology) bởi cố-Giáo-sư Thạc-sĩ Trần Anh và đã trở về nguồn với dân-tộc Việt Nam. Ông lại đã cùng với cố-Giáo-sư Nguyễn Đình Cát và tôi cộng tác trong Ủy-ban Quốc-gia Soạn- thảo Danh-từ Chuyên-môn và cùng hoàn thành cuốn Tự-điển Y khoa, nay đã bị tiêu hủy. Sau những năm bị tập trung để cải tạo, ông đã ra thoát và dùng lại sở-học cùng tài-năng để phục vụ một nhân-loại rộng lớn hơn, nhưng vẫn không rời được nền văn-hóa mẹ đã nuôi dưỡng tuổi trẻ của ông. Những tác-phẩm mà ông đã cho xuất thế ở Hoa-Kì là những công-trình gương-mẫu đem khoa học Thái-Tây ở độ tiến-bộ nhất, cao nhất, vào trong sự tìm hiểu những nét văn-hóa căn-bản của dân-tộc Viêt Nam”.
Trên đây là lời giới thiệu của giáo sư Trần Ngọc Ninh, trong phần mở đầu quyển PHÙ THUẬT VIỆT NAM của bác sĩ Lê Văn Lân, cho chúng ta có được một ít khái niệm về sở học và thú viết lách của tác giả. Sách vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ, và ngay trong thời điểm nầy, khi tôi ngồi gõ những dòng chữ giới thiệu quyển sách nầy đến qúy độc gỉa, thì những lọat sách thơm mùi giấy mới đang trên đường đến hoặc vừa đặt mình êm ả trên quầy, đón chờ bàn tay thân mến của độc gỉa muôn nơi. Một quyển sách có đề tài kỳ bí với một công trình khảo cứu quy mô, và một nội dung sát với đời sống của chúng ta.
Sách cho ta nhận định rằng, phù thuật bùa chú khởi nguyên là một sự chào đời do sự va chạm huyễn thực giữa cái không biết của người dân thôn dã và cái ”biết” của phù thủy/pháp sư. Cái không biết tạo nên sự sợ hãi để cái ”thấy” của người pháp sư hay phù thủy bị/được sử dụng mà lung lạc/trấn an, tạo giao động và làm lắng động tâm và trí của chúng ta. Từ sợ hãi mà có mê tín. Do từ sự bất ổn mà đi tìm cái ổn. Bất ổn là gốc rễ của sợ hãi của mê tín của cầu xin. Bùa chú phép thuật xuất hiện vì sự bất an của chúng ta, là pháp ”trấn an” và ”trấn giữ” cái tâm của con người.
PHÙ THUẬT VIỆT NAM là quyển sách có đề tài hướng những bước chân đi vào ”một khu rừng rậm u linh”. Viết về đề tài nầy, theo quan điểm của nhiều người, là đi vào thế giới của mê tín dị đoan, là đưa tầm nhìn về một đề tài khá lạc hậu trong thời đại văn minh khoa học của đầu thế kỷ 21. Thế kỷ của những phát minh điện tóan cực kỳ tinh vi chính xác và những cuộc thám hiểm ngọai tầng không gian của những vệ tinh cực kỳ khoa học. Nhưng, những tiến bộ của khoa học có đâm thủng cái màn đêm ”bí ẩn man rợ” của thế giới phù thuật để xóa bỏ được những kỳ bí đầy tính cách huyễn hoặc, thiếu khoa học nầy chưa. Thực sự khoa học dù tiến bộ vượt bực vẫn chưa ”khai mở” trọn vẹn phần tâm linh, chưa đánh đuổi hòan tòan bóng tối âm u của nhiều điều huyền bí, khi phù thuật vẫn còn tồn tại trên trái đất trong đời sống con người. Vì thế, việc viết nên quyển sách nầy dưới cái nhìn của một nhà khoa học, không lạc hậu chút nào. Trái lại, là sự kiện đem cái thấy của văn minh khoa học ”khai tỏ” thế giới của phù thuật.
Không phủ nhận nó mà biết dùng cái nhìn khoa học đi vào cái gọi là ”lạc hậu” qua con đường nội lực tâm linh, để giải thích sự tình chứng minh được sự kiện hướng đời sống con người đạt đến sự an bình là giải thể được sức mạnh ”kỳ bí” của bùa chú. Khi văn minh vật chất vẫn chưa giải quyết được những hội chứng tâm thần, khi Y khoa tiến bộ chưa đẩy lùi những yếu tố tâm linh tín ngưỡng, thì… Ông viết:
”Trong đường hướng đi vào sự khảo sát bùa chú Việt Nam, chúng ta thiết tưởng phải gột bỏ định kiến coi bùa chú là ”dị đoan” mà chúng ta nên có thái độ mở rộng tâm trí mà nghĩ rằng đó là những vấn đề thuộc phần tiềm thức hay linh thể trong lĩnh vực của một nền văn hóa cổ xưa, và đường hướng thích nghi nhất là phải điều tra, khảo sát và phân tích cái nền tảng tín ngưỡng của dân Việt Nam ta qua giòng lịch sử triết lý và văn hóa”.
Trong một lọat hình sưu tầm về bùa chú từ nhiều nơi trên thế giới, tác gỉa đã đưa vào sách những tấm hình của 40 lá bùa thông dụng. Cụ thể như Bùa làm bỏ thuốc lá, Bùa trị trẻ kinh phong, Bùa giúp làm ăn phát đạt, Bùa trừ ma quái, Bùa làm người ta yêu thương mình… Những bí ẩn ma quái của phù thủy những sức mạnh tâm lý của pháp sư như ”Thái Thượng Lão-quân với cái lò tám góc luyện-đơn, tiền-thân của những phòng thí-nghiệm hóa-học và nguyên-tử của đời nay. Và là người Việt Nam thì phải hiểu rằng, khi nhà Nguyên gốc Mông-cổ đánh nước ta thì có tên phù-thủy Phạm Nhan được phái sang để dọa nạt và lung lạc nhân-tâm mà gài cả một hệ-thống do-thám và phản gián qua những người mê tín; thanh kiếm thần của Hưng Đạo Đại-vương Trần Quốc Tuấn cũng là một sáng-tạo của các pháp-sư bản-quốc để lấy lại lòng tin của các đàn bà con gái, là một lực-lượng lớn của nước. Thanh kiếm sắc bén của Đức Trần Hưng Đạo đã chặt bay cái đầu xương thịt của tên phù-thủy mông-cổ…”
PHÙ THUẬT VIỆT NAM là sách biên khảo của một số rất nhiều dữ kiện cùng hình ảnh của bùa, chú, phép, thuật. Sách linh động không những ở những điều đọc thấy như về lá bùa Lỗ Ban, về những chòm sao Bắc Đẩu vẽ trên lá bùa… Sách còn trình bày rất nhiều khía cạnh về Luyện Bùa, Ấn Quyết, Dụng Pháp của Bùa Chú, Thư Phù, Bùa Ngãi… Sống động như các cuộc so tài giữa Pháp sư Chánh Đạo và Tà Đạo… còn có những thú vị nho nhỏ rải rác trong sách, qua những nêu dẫn rất nhẹ nhàng văn chương, ví dụ những ghi chú như: ”Con trai thì bước chân trái trước, tức là bước Xuân Thu. Con gái thì bước chân phải trước, tức bước Đông Hạ…”
Trao đổi thư từ với Bác sĩ Lê Văn Lân mấy năm nay chúng tôi có duyên được biết ông đã ”cưu mang” tác phẩm viết về Bùa Chú nầy rất nhiều năm, thế nên chúng tôi thật sự đã có được một niềm vui rất lớn, khi nghe tin cuốn sách được thành hình.
Thiết kế hình bìa sách Phù Thuật Việt Nam cho chúng ta cảm giác kỳ bí, thân thương và hiếu kỳ.Cái cảm giác kỳ bí có, do bởi màu đen làm nền và màu đỏ với nét viết rất ”tượng hình” của chữ PHÙ THUẬT, trông như đang ẩn dạng một bí mật từ nỗi sợ hải và mê tín của con người. Chữ VIỆT NAM với màu vàng là ấn tượng thân thương ta có được. Trên màu đen làm nền trang sách, trên màu đỏ của chữ PHÙ THUẬT, màu vàng của chữ VIỆT NAM bỗng dưng rực rỡ hẳn lên. Có phải vì cái tình của chúng ta với đất nước, có phải vì màu da vàng của dân tộc Việt, có phải vì sư linh thiêng được kết chặt từ bao nhiêu đời trong dòng máu của ba miền đất nước cho ta cái cảm giác nầy. Trang bìa được thiết kế bằng màu sắc và hình ảnh rất hàm súc và sâu sắc, qua đó ta đọc thấy được nội dung của sách: Chữ PHÙ THUẬT kỳ ảo huyễn hoặc khá lớn, trình bày cái thế giới rộng lớn của bùa chú. Nhưng màu vàng rất trong sáng của hai chữ VIỆT NAM nghiêm trang thẳng và mạnh như cho thấy nơi nương vững chải của ta: Hồn thiêng sông núi Việt!
Nhà văn Võ Hương An là người thiết kế hình bìa cũng là người bạn đã đứng ra giúp để hòan tất việc in ấn quyển sách nầy, là những công việc vì lý do sức khoẻ đã làm cho tác gỉa khó thực hiện. Và theo lời kể của Bác sĩ Lê Văn Lân thì ”không có nhà văn Võ Hương An, sách PHÙ THUẬT VIỆT NAM không ra đời”. Sách được hòan thành, đứa con tinh thần được chào đời, nỗi lo đè nặng tâm lòng đã trở thành một hạnh phúc thanh thản nhẹ nhàng.
Thân tình giữa tác giả và nhà thiết kế trang bìa sách PHÙ THUẬT VIỆT NAM là một ý tưởng đột ngột hiện đến với tôi, khi cầm quyển sách nầy trong tay, và ý tưởng đó vẫn tiếp tục có, sau khi đọc xong quyển sách nầy. Một cảm nghĩ trong liên tưởng về bùa chú, sự sợ hãi, mê tín, sự an bình của thân và tâm. Sự bình an tạo tự tin và nội lực. Người có nội lực sẽ là người có hạnh phúc và có được cái nhìn khách quan vào cuộc đời, sẽ tạo được lợi ích chung.
Điểm cuối cùng là tấm gương của một sự phấn đấu để đến được đích. Tuy bệnh nặng, tác gỉa đã âm thầm ”đạp đổ những cơn đau” lặng lẽ bên máy vi tính viết, thâu thập và xếp lại những trang sách. Những ngày tháng thân đau nhưng tâm tọai nguyện thanh thản là thời gian của giờ phút theo câu ông nói, ”sức cùng lực tận”, vẫn sống trong hạnh phúc của người cầm bút. Cái hạnh phúc có được ngay từ thời thanh niên do từ niềm đam mê viết lách cho đến bây giờ. Lòng ấm áp tình gia đình và tình bạn hữu, ông đã thực hiện được việc xuất bản quyển sách nầy. Trang sách mở đầu đã cho thấy hạnh phúc đó của ông: ”Thành kính dâng lên phương hồn của Song Thân. Thương mến tặng Nhàn… và tất cả các cháu nội ngọai, với kỳ vọng chúng sẽ là những cánh chim Việt tộc tự hào tung bay khắp bốn phương thế giới. LÊ VĂN LÂN”.
Xếp quyển sách lại sau khi đọc xong, nhìn hình bìa một lần cuối trước khi đặt lên giá sách, tôi mỉm cười với chính mình khi nhớ lại câu nói của người thiết kế hình bìa, nhà văn Võ Hương An:”Hình bìa là hai cái bùa chúc phúc, nghĩa là người đọc hên lắm. Thôi, tôi đi nhà in…”. Đúng rồi, thấy hoặc nghe được một điều chúc phúc là may mắn. Trực tiếp hay gián tiếp, ta nhận được tình cảm của người chúc. Nhận lấy lời chúc, hạnh phúc và nụ cười của họ đi theo lời chúc sẽ làm mình thư giãn để ta dừng lại nhìn rõ vào lòng mình, sẽ nghĩ đến và sẽ thực hiện việc đưa cái phúc vào được trong đời sống của chúng ta. Được như thế, ta giải mã và sẽ cởi được cái khóa của những phù phép và có thể tiếp nhận thế giới của những lá bùa, lời chú trong cái thấy của một tương quan huyền bí giữa vũ trụ và con người, trong phối kết đặc thù linh diệu tạo sự tự tin, sự an bình của thân và tâm, là mục đích của quyển sách nầy. Quyển sách tự nó là một Đạo Bùa rất Khoa học!
Download Phù Thuật Việt Nam - Lê Văn Lân.PDF
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 499.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 499.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126