Sách mới

Kinh A Hàm - Đại Tạng Kinh Việt Nam - Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam


A-hàm (zh. 阿含, 阿鋡, sa., pi. āgama) là tên phiên âm Hán-Việt, được đặt cho các bộ kinh căn bản của Phật giáo viết bằng Phạn văn, nội dung giống các Bộ kinh (pi. nikāya) thuộc văn hệ Pali.

Từ nguyên

Trong Hán tạng, āgama có những cách phiên âm khác của: A-cấp-ma (zh. 阿笈摩), A-già-ma (zh. 阿伽摩), A-hàm-mộ (zh. 阿鋡暮), và được dịch ý là Pháp quy (法歸), Pháp bản (法本), Pháp tạng (法藏), Giáo pháp (教法) nghĩa là muôn pháp đều quy về nơi vô lậu, căn bổn, Giáo phần (教分), Chủng chủng thuyết (種種說), Vô tỉ pháp (無比法) nghĩa là cái pháp mầu nhiệm không lấy gì so sánh được, Truyền giáo (傳教), Tịnh giáo (淨教), Thú vô (趣無), Giáo (教), Truyền (傳), Quy (歸), Lai (來), Tàng (藏).

Các học giả hiện đại giải nghĩa thuật ngữ āgama từ gốc ā√gam tiếng Phạn là đi đến và dịch là Thú quy (趣歸), Tri thức (知識), Thánh ngôn (聖言), Thánh huấn tập (聖訓集) hoặc chung là kinh điển (經典), là những gì được mang đến, truyền đến ngày nay.

Bốn bộ A-hàm

Có bốn bộ A-hàm:
Trường a-hàm (zh. 長阿含, sa. dīrghāgama) gồm 30 bản kinh;
Trung a-hàm (zh. 中阿含, sa. mādhyamāgama), tập trung về các vấn đề siêu nhiên;
Tạp a-hàm (zh. 雜阿含, sa. saṃyuktāgama), với nhiều đề tài khác nhau như quán tưởng và thiền định;
Tăng nhất a-hàm (zh. 增壹阿含, sa. ekottarikāgama).

A-hàm tập hợp các giáo lí cơ bản của Tiểu thừa mà Phật đã từng thuyết giảng như Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Thập nhị nhân duyên, Duyên khởi,Nghiệp... Các Bộ kinh thuộc văn hệ Pali của Tiểu thừa phần lớn đều trùng hợp với A-hàm, nhưng Bộ kinh thì có thêm phần thứ năm thì được gọi làTiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).

Kinh điển A-hàm là kinh điển có hình thái nguyên thủy nhất. Trên phương diện Văn học sử, người ta tìm thấy ở đây hình ảnh sống động nhất và chân thật nhất về cuộc đời Đức Phật và giáo đoàn Phật giáo ngày xưa. Do không được tiếp cận với các văn bản cổ cũng như các bản Pàli, một số hệ tư tưởng Bắc truyền từ lâu đã xem nhẹ Kinh A-hàm. Tất nhiên về mặt Tư tưởng sử, họ không tìm thấy những quan niệm như Phật tánh, Tam thân v.v... trong kinh điển Nguyên Thủy, nhưng phương pháp mà Phật chỉ dạy để liễu sanh thoát tử, chứng nhập Niết-bàn thì không thể không nghiên cứu trong Kinh A-hàm mà có thể tìm hiểu chính xác được. Do vậy, sự tìm tòi, đối chiếu, phân loại cũng như hiệu đính các bản kinh của một số học giả và danh tăng cận đại là việc làm vô cùng ý nghĩa.

Tại Việt Nam nói riêng, đã đến lúc chấm dứt quan niệm cho rằng Kinh A-hàm là Tiểu thừa. Đại và Tiểu không có ranh giới trong kinh điển, chỉ có trong chính quan niệm của chúng ta thôi. Hãy lật lại từng trang kinh đã từ lâu phủ bụi thời gian, để cho Thánh pháp dựng hình sống động và miên viễn giữa lòng đời trái đắng mật đen này.

Đại Tạng Kinh Việt Nam - Trường A Hàm (Trọn bộ 3 quyển)
Thực hiện: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
NXB Tôn Giáo Hà Nội - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, 2005
Chứng minh & Hiệu đính: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Hán dịch: Phật Dà Da Sá - Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm





Đại Tạng Kinh Việt Nam - Trường A Hàm Tập 1

Đại Tạng Kinh Việt Nam - Trường A Hàm Tập 2



Đại Tạng Kinh Việt Nam - Trung A-Hàm (Trọn bộ 4 quyển)
Ân hành: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
NXB Tôn Giáo Hà Nội - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, 2005
Phiên dịch: Thích Minh Châu
Bản dịch từ Phạn ra Hán: Đời Đông Tấn - Ngài Tam Tang Cù-Đàm-Tăng-Già-Đề-Bà, Nước Kế Tận Đạo Tổ chấp bút
Bản dịch từ Hán ra Việt: Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang
Hiệu đính bản Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu


Kinh Trung A-hàm, 60 quyển, do Sa-môn người nước Kế Tân là Tăng-già-đề-bà và Tăng-già-la-xoa dịch vào đời Đông Tấn, niên hiệu Long An thứ 2 (398). Kinh này là một bộ trong bốn Kinh A-hàm của Phật giáo Bắc truyền. Vì kinh này tập hợp các kinh không dài không ngắn, ở dạng trung bình nên được đặt tên là Trung A-hàm. Bản Hán dịch đầu tiên của kinh này do ngài Đàm-ma-nan-đề thực hiện vào đời Phù Tần, niên hiệu Kiến Nguyên thứ 20 (384), gồm 59 quyển (hiện nay đã thất lạc, chỉ còn một ít bản lẻ). Vì bản dịch này chưa phù hợp với nguyên ý, nên hơn 10 năm sau, ngài Tăng-già-đề-bà dịch lại. Nội dung của bản dịch kinh này gồm 5 tụng, 18 phẩm, 222 kinh, khoảng 514.825 chữ.


Kinh Tạp A Hàm tập 1




Đại Tạng Kinh Việt Nam-Kinh Tăng Nhất A Hàm Tập 1+2+3
Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất. Mỗi pháp số tăng dần, nên lấy tăng làm nghĩa. Pháp ấy phần lớn ghi chép về cấm luật để làm mẫu mực nghiêm nhặt và là điều kiện kiểm định độ đời. Ngoại quốc từ người ở núi đến người ở biển phần nhiều thường tụng ngâm bốn bộ A-hàm này. Có vị Sa-môn nước ngoài tên Ðàm-ma-nan-đề, người nước Ðâu-khư-lặc, xuất gia từ bé, học rộng nghe nhiều, tụng hai bộ A-hàm, ôn điều cũ để ngày càng mới, đi khắp các nước, không nơi nào không qua. Ðời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên thứ hai mươi, ngài đến Trường An, người nước ngoài hâm mộ. Quan Thái thú Vũ Oai là Triệu Văn Nghiệp yêu cầu ngài đọc ra; ngài Phật Niệm dịch truyền; ngài Ðàm Tung sửa chữa. Mùa hạ năm Giáp thân bắt đầu, đến mùa xuân năm sau thì xong, được bốn mươi mốt quyển, phân làm hai bộ thượng, hạ. Bộ thượng gồm hai mươi sáu quyển trọn vẹn không bị quên sót, bộ hạ mười lăm quyển, mất phần ghi kệ. Tôi cùng với Pháp Hòa khảo chính lại; Tăng Lược, Tăng Mậu phụ giúp xem xét những chỗ thiếu sót, bốn mươi ngày thì xong. Năm này có trận đánh ở A Thành, tiếng trống gần kề mà chúng tôi vẫn chuyên tâm trong việc này. Trọn đủ hai bộ A-hàm là một trăm quyển.


Đại Tạng Kinh Việt Nam-Kinh Tăng Nhất A Hàm Tập 1

Đại Tạng Kinh Việt Nam-Kinh Tăng Nhất A Hàm Tập 2

Đại Tạng Kinh Việt Nam-Kinh Tăng Nhất A Hàm Tập 3














Xem hướng dẫn download tại đây


P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.


THỈNH KINH GIẤY

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com

Kinh A Hàm - Đại Tạng Kinh Việt Nam - Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Top
Chat với chúng tôi