Kim Vân Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Người dịch: Nguyễn Văn Vĩnh
Gồm: 3254 câu Kiều bằng chữ quốc ngữ, phần giới thiệu, các lời chú giải, chú thích được sử dụng bằng tiếng Pháp, trong sách có một số tranh vẽ minh họa.
Tác giả: Nguyễn Du
Người dịch: Nguyễn Văn Vĩnh
NXB Alexandre de Rhodes 1943
346 trang
Trong suốt cuộc đời lao động của Nguyễn Văn Vĩnh, với niềm say mê bất tận, bằng những cảm nhận riêng, ông đã làm tất cả những gì có thể để truyền bá tác phẩm Truyện Kiều trong mọi hoàn cảnh, bằng mọi phương pháp với sự nỗ lực bền bỉ được xem là vô tận. Ông không phải chỉ chủ ý đem đến tình yêu đồng loại cho mỗi người Việt Nam khi đọc câu chuyện, mà còn cả cho chính đối phương của dân tộc Việt Nam thời đó là những người Pháp thực dân, cơ hội để họ hiểu được những nét đặc trưng tuyệt hảo của câu chuyện văn hóa sâu sắc, ẩn chứa bản sắc văn hóa tinh tế của người dân An Nam. Ông đã nhắm đến mục đích: Các ngài (Tây) hãy biết rằng, người dân An Nam không phải không có tư duy nhân văn!
Nguyễn Văn Vĩnh thông qua câu chuyện nàng Kiều với những tình tiết bi thương, ai oán, hậu quả của lối sống và cách hành xử độc ác trong xã hội phong kiến đã đè lên số phận của người phụ nữ khi họ thất cơ. Ông muốn khích lệ, gieo mầm và nuôi nấng tinh thần đạo lý trong mỗi người dân khi đọc câu chuyện này. Ông kiến nghị, hãy đọc Kiều để thấm cái nỗi đau của kẻ bất hạnh, rồi từ đó biết mà chia sẻ với những nỗi mất mát của kẻ khác.
Theo Nguyễn Văn Vĩnh, thông thường, khi một thằng người nhìn thấy nỗi khốn cùng của kẻ khác, nó sẽ động lòng trắc ẩn. Ông thấy cần phải hướng cái bản năng người đó trong mỗi cá thể tìm đến sự đồng cảm, đến lòng vị tha, và cũng để từ đó, người ta sẽ nghĩ tới việc giúp đỡ những kẻ không may ngoài đời. Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định : thì lòng người mới biết động, và đó là đạo đức làm người.
Với quá khứ lao động thực tế của Nguyễn Văn Vĩnh, khi quan tâm, chúng ta không thể không nhận thấy, nếu ông không thấm cái nỗi thống khổ của kiếp đàn bà, thấm cái sự mỏng manh của thân phận người con gái, ông đã không quyết tâm nghĩ đến việc động viên một cuộc cách mạng hoàn toàn mới để xã hội phải thay đổi những quan niệm tiêu cực truyền đời về vai trò và giá trị của phụ nữ trong cuộc sống sinh tồn, không kể kẻ sang hay người hèn, người giàu hay người nghèo, người phụ nữ phải được có quyền là người!
Trước khi quyết định chuyển tải đến đồng bào mình cái thông điệp lịch sử về việc phải cứu lấy những con người có số phận cay đắng thông qua việc dịch Kim Vân Kiều của Nguyễn Du từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh đã cảnh tỉnh dân chúng bằng 22 bài viết bằng chữ Quốc ngữ (khi chữ Quốc ngữ vẫn còn là mới mẻ) về những điều cần chia sẻ với người phụ nữ và nhận thức này được định hình trong chuyên mục NHỜI ĐÀN BÀ, đăng trên tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX do chính ông là chủ bút, bất chấp việc thời đó, người dân chưa hề mảy may có khái niệm gì về vai trò của văn hóa, và giá trị xã hội của báo chí cũng như truyền thông. Bắt chấp cái gọi là tôn ti trật tự mang tính áp đặt của xã hội phong kiến đối với thân phận người con gái hãy biết: tại gia tòng phụ…!
Mang trong óc một quan niệm sống như trên, nên khi Nguyễn Văn Vĩnh tiếp cận với Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, ông đã trở nên đắm đuối, trăn trở và thổn thức. Ông đã tính đến việc nếu không chuyển ngữ sang tiếng mẹ đẻ câu chuyện bất hủ này của tiền nhân, “để mà biết thực giá một cái hương-hỏa quý của người đời trước để lại cho…” thì thật không được. Với Nguyễn Văn Vĩnh, ông tin việc làm này nhất định sẽ đem đến những ảnh hưởng, những tác động tích cực đến việc giáo dục nhân cách của con dân Việt. Ông còn muốn hướng đến lòng kiêu hãnh của mỗi người Việt Nam khi nói đến thế nào là văn hóa và truyền thống. Ông khẳng định:“Cả nước An Nam duy có truyện Kim-Vân-Kiều là truyện hay!”.
Nguyễn Văn Vĩnh thông qua câu chuyện nàng Kiều với những tình tiết bi thương, ai oán, hậu quả của lối sống và cách hành xử độc ác trong xã hội phong kiến đã đè lên số phận của người phụ nữ khi họ thất cơ. Ông muốn khích lệ, gieo mầm và nuôi nấng tinh thần đạo lý trong mỗi người dân khi đọc câu chuyện này. Ông kiến nghị, hãy đọc Kiều để thấm cái nỗi đau của kẻ bất hạnh, rồi từ đó biết mà chia sẻ với những nỗi mất mát của kẻ khác.
Theo Nguyễn Văn Vĩnh, thông thường, khi một thằng người nhìn thấy nỗi khốn cùng của kẻ khác, nó sẽ động lòng trắc ẩn. Ông thấy cần phải hướng cái bản năng người đó trong mỗi cá thể tìm đến sự đồng cảm, đến lòng vị tha, và cũng để từ đó, người ta sẽ nghĩ tới việc giúp đỡ những kẻ không may ngoài đời. Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định : thì lòng người mới biết động, và đó là đạo đức làm người.
Với quá khứ lao động thực tế của Nguyễn Văn Vĩnh, khi quan tâm, chúng ta không thể không nhận thấy, nếu ông không thấm cái nỗi thống khổ của kiếp đàn bà, thấm cái sự mỏng manh của thân phận người con gái, ông đã không quyết tâm nghĩ đến việc động viên một cuộc cách mạng hoàn toàn mới để xã hội phải thay đổi những quan niệm tiêu cực truyền đời về vai trò và giá trị của phụ nữ trong cuộc sống sinh tồn, không kể kẻ sang hay người hèn, người giàu hay người nghèo, người phụ nữ phải được có quyền là người!
Trước khi quyết định chuyển tải đến đồng bào mình cái thông điệp lịch sử về việc phải cứu lấy những con người có số phận cay đắng thông qua việc dịch Kim Vân Kiều của Nguyễn Du từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh đã cảnh tỉnh dân chúng bằng 22 bài viết bằng chữ Quốc ngữ (khi chữ Quốc ngữ vẫn còn là mới mẻ) về những điều cần chia sẻ với người phụ nữ và nhận thức này được định hình trong chuyên mục NHỜI ĐÀN BÀ, đăng trên tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc kỳ đầu thế kỷ XX do chính ông là chủ bút, bất chấp việc thời đó, người dân chưa hề mảy may có khái niệm gì về vai trò của văn hóa, và giá trị xã hội của báo chí cũng như truyền thông. Bắt chấp cái gọi là tôn ti trật tự mang tính áp đặt của xã hội phong kiến đối với thân phận người con gái hãy biết: tại gia tòng phụ…!
Mang trong óc một quan niệm sống như trên, nên khi Nguyễn Văn Vĩnh tiếp cận với Kim Vân Kiều của Nguyễn Du, ông đã trở nên đắm đuối, trăn trở và thổn thức. Ông đã tính đến việc nếu không chuyển ngữ sang tiếng mẹ đẻ câu chuyện bất hủ này của tiền nhân, “để mà biết thực giá một cái hương-hỏa quý của người đời trước để lại cho…” thì thật không được. Với Nguyễn Văn Vĩnh, ông tin việc làm này nhất định sẽ đem đến những ảnh hưởng, những tác động tích cực đến việc giáo dục nhân cách của con dân Việt. Ông còn muốn hướng đến lòng kiêu hãnh của mỗi người Việt Nam khi nói đến thế nào là văn hóa và truyền thống. Ông khẳng định:“Cả nước An Nam duy có truyện Kim-Vân-Kiều là truyện hay!”.
Download Kim Vân Kiều - Nguyễn Văn Vĩnh.PDF
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 300.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 300.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126