Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984), Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN là bậc cao tăng có những cống hiến to lớn đối với Đạo pháp và Dân tộc, đặc biệt là sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp của Phật giáo trong thế kỷ XX.
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý - 2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 3 tập. Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hòa thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hòa thượng mà còn đối với Đạo pháp và Dân tộc. Cuộc đời của Hòa thượng đã có những cống hiến có tầm cỡ đối với sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX, do thế, đáng được cho những người lớp sau, cụ thể là chúng tôi học tập và suy ngẫm. Chính trong quá trình học tập và suy ngẫm này, chúng tôi đã sưu tập được những lời dạy bảo của Ngài qua một số các công trình được viết thành văn bản. Xét rằng, những công trình này không những hữu ích cho chúng tôi, mà cho cả nhiều tầng lớp người khác trong tương lai, vì thế, để đền đáp lại phần nào công ơn giáo dưỡng của Hòa thượng, chúng tôi đã mạnh dạn cho công bố các công trình đã được chúng tôi sưu tập.
Chúng tôi biết rằng, những công trình đã sưu tập được ấy chưa phải đã bao quát hết toàn bộ các bài viết, bài nói của Hòa thượng trong hơn nửa thế kỷ phục vụ Đạo pháp và Dân tộc. Cụ thể là toàn bộ các bài phát biểu bằng văn bản của Hòa thượng từ những năm 1951, khi Ngài giữ chức vụ Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung Phần, rồi vào những năm 1970 Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho đến những năm 1980 khi đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện chưa được sưu tập đầy đủ và xuất bản trong lần này. Chúng tôi vẫn mạnh dạn công bố những gì sưu tập được dưới danh nghĩa Toàn tập các tác phẩm của Hòa thượng, trước mắt, nhằm làm tư liệu học tập và nghiên cứu cho chúng tôi và những người khác và sau nữa để làm cơ sở cho những bổ di trong tương lai khi việc sưu tầm có thể tiến hành với nhiều thành tựu mới.
Suốt cuộc đời mình, Hòa thượng đã phục vụ cho Đạo pháp và Dân tộc qua nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nét nổi bật, mối ưu tư hàng đầu của Hòa thượng vẫn là vấn đề giáo dục và văn hóa. Từ những ngày đầu xây dựng trường Phật học Việt Nam đầu tiên ở chùa Tây Thiên - Huế vào những năm 1930, rồi thành lập Viện Cao đẳng Phật học, tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh, vào năm 1964, cho đến những ngày cuối cùng tại Quảng Hương Già Lam, không lúc nào vấn đề giáo dục lại không được Hòa thượng quan tâm. Hòa thượng đã đào tạo thành công nhiều lớp môn đồ khác nhau đã và đang giữ những trọng trách của Giáo hội khắp cả nước trong nhiều lãnh vực. Để tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ấy, chúng ta cần phải có những công trình của Hòa thượng trong tay. Vì thế, chúng tôi đã thống nhất cho xuất bản Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ nhân ngày giỗ lần thứ 18 của Ngài(1).
Khi sắp xếp các công trình của Hòa thượng để cho xuất bản bộ Toàn tập, chúng tôi ban đầu muốn dựa trên lối sắp xếp truyền thống là Kinh - Luật - Luận và tạp văn. Nhưng do Hòa thượng trong cuộc đời mình đã chuyên về Luật tạng, nên công trình liên hệ đến Luật tạng chiếm một số lượng lớn. Do vậy, Toàn tập này được sắp xếp về cơ bản vẫn theo lối truyền thống vừa nói với một số điều chỉnh. Toàn bộ các công trình của Hòa thượng, chúng tôi công bố trong ba tập. Tập I bao gồm các bản dịch kinh điển ra tiếng Việt cùng các bản chú giải. Trong tập này, chúng tôi đưa vào thêm các văn bản về các nghi thức Phật giáo do Hòa thượng thiết định, từ những nghi thức đơn giản nhất như Sám hối, thành hôn, . . . cho đến những nghi thức phức tạp nhất như Nghi thức Chẩn tế. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa vào tập này các bài thơ, câu đối, các giai thoại về Hòa thượng. Còn tập II và tập III thì hoàn toàn dành cho những vấn đề liên hệ tới Giới luật và Luật tạng.
***
Toàn tập trong lần tái bản này căn cứ trên các tư liệu đã có trong lần xuất bản lần đầu, với cố gắng khắc phục các khuyết điểm về hình thức cũng như nội dung.
Về hình thức, chúng tôi phân loại lại các tác phẩm, sắp đặt lại khoa mục, để có thể phân biệt được chương hay tiết trong tác phẩm dài với bài viết ngắn, mà trong lần in trước đã không được lưu ý.
Về nội dung, chúng tôi đưa vào các văn bản Hán, mà phần lớn là nguyên tác của Hòa thượng. Ngoài ra, là nguyên văn Hán của các bản dịch mà Hòa thượng vừa phiên âm vừa dịch nghĩa. Trong thời trước, vì vấn đề in chữ Hán không đơn giản, nên đại bộ phận chỉ in phần phiên âm. Việc tìm lại các bản văn từ Hán tạng trong hiện tại khá dễ dàng. Các sáng tác Hán văn mà nay chỉ còn lưu phần phiên âm, việc sao tả lại nguyên Hán cũng không phải khó. Tuy nhiên, do chính tả Việt trong các bản in trước đó, nhiều chỗ in sai dễ dẫn đến hiểu sai nghĩa. Vì vậy chúng tôi cố tìm lại điển tích hay mẫu văn mà Hòa thượng lấy hứng từ đó để viết. Những ức đoán của chúng tôi về tự nghĩa cũng có khi nhầm. Điều này hy vọng sẽ được phát hiện và bổ túc.
Trong lần tái bản này, Ban Sưu tập đã cố gắng rất nhiều để khắc phục các khuyết điểm trước đó; nhưng do nhiều hạn chế nên vẫn tồn tại các khuyết điểm khác.
Mục lục
Lời nói đầu
Sơ lược Tiểu sử HT. Thích Trí Thủ
Quyển I: Kinh
01. Phật thuyết Vô thường kinh (âm & nghĩa)
02. Kinh A Di Đà
03. Kinh Thập thiện Nghiệp đạo
04. Kinh Pháp Hoa - Phẩm Thường Bất Khinh
05. Kinh Bất tăng bất giảm
06. Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng
07. Tâm kinh Bát nhã Ba la mật đa
08. Đức Quán Thế Âm Bồ tát
09. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phẩm Phổ môn Quán thế âm Bồ tát
10. Thiên cảm ứng cứu nạn
11. Phật dạy ấn tống Kinh - Tượng được mười công đức
12. Kinh Bát Đại Nhân Giác
13. Bát nhã Tâm kinh
14. Nghi thức cúng Giao thừa và vía Di Lặc
15. Nghi thức Chúc tán
16. Nghi thức lễ Phật đản
17. Nghi thức lễ Thành đạo
18. Nghi thức trì chú Đại bi
19. Nghi thức Cầu an và lễ Thành hôn
20. Nghi thức Hộ niệm khi lâm chung
21. Nghi thức cúng Cô hồn
22. Nghi Chẩn tế
23. Các ngày vía Phật
Quyển II: Luật
01. Những điều căn bản cho các Phật tử mới quy y Tam bảo
02. Nghi thức quy giới
03. Bát Quan trai giới
04. Pháp trưởng tịnh (bố tát) cho người tại gia
05. Nghi thức truyền giới và bố tát cho thập thiện và Bồ tát tại gia
06. Giới Luật - Viên Âm số 89
07. Giới Luật - Viên Âm số 91
08. Tam Quy - Viên Âm số 84
09. Luật Tỳ kheo
10. Luật Tỳ kheo yết ma yếu chỉ
Quyển III: Luận
01. Pháp môn Tịnh độ
02. Mười điều tâm niệm
03. Phát Bồ đề tâm luận
04. Sự tích đức Phật Thích-ca Mâu-ni
05. Giáo lý về Nghiệp - Cơ sở Đạo đức học và Luật học
06. Năm lượng Phương tiện lý giải
07. Ba tháng An cư
08. Thử vạch một quy chế cho Tăng sĩ và một chương trình đào tạo Tăng sinh
09. Lời giới thiệu (Trong cuốn Liễu sanh Thoát Tử)
10. Lời giới thiệu kinh Kim Quang Minh
11. Lời giới thiệu tập san công đức nhẫn nhục của Ni chúng Diệu Đức
12. Lời Chúc tết
13. Việt Nam Phật Giáo Bách Khoa từ điển tựa
14. Văn đắc pháp
Download TÂM NHƯ TRÍ THỦ TOÀN TẬP - Hoà Thượng Thích Trí Thủ.PDF
Email: noluckhongngung@gmail.com
Ban Sưu tập tu viện Quảng Hương Già Lam đã dày công sưu tập các công trình về kinh, luật, luận, thi kệ và tản văn của Đại lão Hòa thượng tập thành bộ "Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ" nhân ngày húy nhật lần thứ 18 của Ngài. Công trình này vừa được tái bản đúng vào dịp kính tưởng niệm lần thứ 27 ngày Ngài viên tịch (2 /3 / Giáp Tý - 2/3/Tân Mão) với sự bổ sung và chỉnh lý công phu, hình thức rất trang nhã, in thành 3 tập. Giác Ngộ trích phần Lời nói đầu, trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Thế là gần một phần năm thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày vị ân sư của chúng tôi là Hòa thượng Tâm Như Đạo Giám Trí Thủ viên tịch. Đây là một mất mát to lớn không những đối với bản thân những người đã thọ ân Hòa thượng mà còn đối với Đạo pháp và Dân tộc. Cuộc đời của Hòa thượng đã có những cống hiến có tầm cỡ đối với sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX, do thế, đáng được cho những người lớp sau, cụ thể là chúng tôi học tập và suy ngẫm. Chính trong quá trình học tập và suy ngẫm này, chúng tôi đã sưu tập được những lời dạy bảo của Ngài qua một số các công trình được viết thành văn bản. Xét rằng, những công trình này không những hữu ích cho chúng tôi, mà cho cả nhiều tầng lớp người khác trong tương lai, vì thế, để đền đáp lại phần nào công ơn giáo dưỡng của Hòa thượng, chúng tôi đã mạnh dạn cho công bố các công trình đã được chúng tôi sưu tập.
Chúng tôi biết rằng, những công trình đã sưu tập được ấy chưa phải đã bao quát hết toàn bộ các bài viết, bài nói của Hòa thượng trong hơn nửa thế kỷ phục vụ Đạo pháp và Dân tộc. Cụ thể là toàn bộ các bài phát biểu bằng văn bản của Hòa thượng từ những năm 1951, khi Ngài giữ chức vụ Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam tại Trung Phần, rồi vào những năm 1970 Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho đến những năm 1980 khi đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện chưa được sưu tập đầy đủ và xuất bản trong lần này. Chúng tôi vẫn mạnh dạn công bố những gì sưu tập được dưới danh nghĩa Toàn tập các tác phẩm của Hòa thượng, trước mắt, nhằm làm tư liệu học tập và nghiên cứu cho chúng tôi và những người khác và sau nữa để làm cơ sở cho những bổ di trong tương lai khi việc sưu tầm có thể tiến hành với nhiều thành tựu mới.
Suốt cuộc đời mình, Hòa thượng đã phục vụ cho Đạo pháp và Dân tộc qua nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nét nổi bật, mối ưu tư hàng đầu của Hòa thượng vẫn là vấn đề giáo dục và văn hóa. Từ những ngày đầu xây dựng trường Phật học Việt Nam đầu tiên ở chùa Tây Thiên - Huế vào những năm 1930, rồi thành lập Viện Cao đẳng Phật học, tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh, vào năm 1964, cho đến những ngày cuối cùng tại Quảng Hương Già Lam, không lúc nào vấn đề giáo dục lại không được Hòa thượng quan tâm. Hòa thượng đã đào tạo thành công nhiều lớp môn đồ khác nhau đã và đang giữ những trọng trách của Giáo hội khắp cả nước trong nhiều lãnh vực. Để tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ấy, chúng ta cần phải có những công trình của Hòa thượng trong tay. Vì thế, chúng tôi đã thống nhất cho xuất bản Toàn tập Tâm Như - Trí Thủ nhân ngày giỗ lần thứ 18 của Ngài(1).
Khi sắp xếp các công trình của Hòa thượng để cho xuất bản bộ Toàn tập, chúng tôi ban đầu muốn dựa trên lối sắp xếp truyền thống là Kinh - Luật - Luận và tạp văn. Nhưng do Hòa thượng trong cuộc đời mình đã chuyên về Luật tạng, nên công trình liên hệ đến Luật tạng chiếm một số lượng lớn. Do vậy, Toàn tập này được sắp xếp về cơ bản vẫn theo lối truyền thống vừa nói với một số điều chỉnh. Toàn bộ các công trình của Hòa thượng, chúng tôi công bố trong ba tập. Tập I bao gồm các bản dịch kinh điển ra tiếng Việt cùng các bản chú giải. Trong tập này, chúng tôi đưa vào thêm các văn bản về các nghi thức Phật giáo do Hòa thượng thiết định, từ những nghi thức đơn giản nhất như Sám hối, thành hôn, . . . cho đến những nghi thức phức tạp nhất như Nghi thức Chẩn tế. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa vào tập này các bài thơ, câu đối, các giai thoại về Hòa thượng. Còn tập II và tập III thì hoàn toàn dành cho những vấn đề liên hệ tới Giới luật và Luật tạng.
***
Toàn tập trong lần tái bản này căn cứ trên các tư liệu đã có trong lần xuất bản lần đầu, với cố gắng khắc phục các khuyết điểm về hình thức cũng như nội dung.
Về hình thức, chúng tôi phân loại lại các tác phẩm, sắp đặt lại khoa mục, để có thể phân biệt được chương hay tiết trong tác phẩm dài với bài viết ngắn, mà trong lần in trước đã không được lưu ý.
Về nội dung, chúng tôi đưa vào các văn bản Hán, mà phần lớn là nguyên tác của Hòa thượng. Ngoài ra, là nguyên văn Hán của các bản dịch mà Hòa thượng vừa phiên âm vừa dịch nghĩa. Trong thời trước, vì vấn đề in chữ Hán không đơn giản, nên đại bộ phận chỉ in phần phiên âm. Việc tìm lại các bản văn từ Hán tạng trong hiện tại khá dễ dàng. Các sáng tác Hán văn mà nay chỉ còn lưu phần phiên âm, việc sao tả lại nguyên Hán cũng không phải khó. Tuy nhiên, do chính tả Việt trong các bản in trước đó, nhiều chỗ in sai dễ dẫn đến hiểu sai nghĩa. Vì vậy chúng tôi cố tìm lại điển tích hay mẫu văn mà Hòa thượng lấy hứng từ đó để viết. Những ức đoán của chúng tôi về tự nghĩa cũng có khi nhầm. Điều này hy vọng sẽ được phát hiện và bổ túc.
Trong lần tái bản này, Ban Sưu tập đã cố gắng rất nhiều để khắc phục các khuyết điểm trước đó; nhưng do nhiều hạn chế nên vẫn tồn tại các khuyết điểm khác.
Mục lục
Lời nói đầu
Sơ lược Tiểu sử HT. Thích Trí Thủ
Quyển I: Kinh
01. Phật thuyết Vô thường kinh (âm & nghĩa)
02. Kinh A Di Đà
03. Kinh Thập thiện Nghiệp đạo
04. Kinh Pháp Hoa - Phẩm Thường Bất Khinh
05. Kinh Bất tăng bất giảm
06. Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng
07. Tâm kinh Bát nhã Ba la mật đa
08. Đức Quán Thế Âm Bồ tát
09. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phẩm Phổ môn Quán thế âm Bồ tát
10. Thiên cảm ứng cứu nạn
11. Phật dạy ấn tống Kinh - Tượng được mười công đức
12. Kinh Bát Đại Nhân Giác
13. Bát nhã Tâm kinh
14. Nghi thức cúng Giao thừa và vía Di Lặc
15. Nghi thức Chúc tán
16. Nghi thức lễ Phật đản
17. Nghi thức lễ Thành đạo
18. Nghi thức trì chú Đại bi
19. Nghi thức Cầu an và lễ Thành hôn
20. Nghi thức Hộ niệm khi lâm chung
21. Nghi thức cúng Cô hồn
22. Nghi Chẩn tế
23. Các ngày vía Phật
Quyển II: Luật
01. Những điều căn bản cho các Phật tử mới quy y Tam bảo
02. Nghi thức quy giới
03. Bát Quan trai giới
04. Pháp trưởng tịnh (bố tát) cho người tại gia
05. Nghi thức truyền giới và bố tát cho thập thiện và Bồ tát tại gia
06. Giới Luật - Viên Âm số 89
07. Giới Luật - Viên Âm số 91
08. Tam Quy - Viên Âm số 84
09. Luật Tỳ kheo
10. Luật Tỳ kheo yết ma yếu chỉ
Quyển III: Luận
01. Pháp môn Tịnh độ
02. Mười điều tâm niệm
03. Phát Bồ đề tâm luận
04. Sự tích đức Phật Thích-ca Mâu-ni
05. Giáo lý về Nghiệp - Cơ sở Đạo đức học và Luật học
06. Năm lượng Phương tiện lý giải
07. Ba tháng An cư
08. Thử vạch một quy chế cho Tăng sĩ và một chương trình đào tạo Tăng sinh
09. Lời giới thiệu (Trong cuốn Liễu sanh Thoát Tử)
10. Lời giới thiệu kinh Kim Quang Minh
11. Lời giới thiệu tập san công đức nhẫn nhục của Ni chúng Diệu Đức
12. Lời Chúc tết
13. Việt Nam Phật Giáo Bách Khoa từ điển tựa
14. Văn đắc pháp
Download TÂM NHƯ TRÍ THỦ TOÀN TẬP - Hoà Thượng Thích Trí Thủ.PDF
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏnig, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 660.000 vnđ (3 tập)
Giá: 660.000 vnđ (3 tập)
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)