Tam Quốc Chí - Bộ 3 tập
Tác giả: Trần Thọ
Dịch giả: Bùi Thông
NXB Văn Học 2016
Số trang: 2150
Bìa cứng
Tam quốc chí (giản thể: 三国志; phồn thể: 三國志; Wade-Giles: Sanguo Chih; bính âm: Sānguó Zhì), là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280, do Trần Thọ (陈寿) biên soạn vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được viết vào thế kỉ 14. Tam quốc chí là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với Sử ký, Hán thư và Hậu Hán thư.
Nguồn gốc
Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong, ông đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã căn cứ vào các sử liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm, Ngụy lược của Ngư Hoạn, Ngô thư của Vi Chiêu... để viết Tam quốc chí, thuật lại lịch sử Trung Quốc từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình thứ nhất đời Hán Linh Đế (184) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280). Tam quốc chí được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đến nay đã bị thất truyền. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí và Ngô chítồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi tên thành Tam quốc chí.
Lập trường chính trị
Trần Thọ là quan nhà Tấn, do đó phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống.
Ngụy chí xếp các Hoàng đế nhà Ngụy vào bản kỷ, Tào Tháo tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng đế nhưng cũng được xếp vào bản kỷ. Có 4 quyển bản kỷ là Vũ Đế kỷ (Tào Tháo), Văn Đế kỷ (Tào Phi), Minh Đế kỷ (Tào Duệ) và Tam Thiếu Đế kỷ(Tào Phương, Tào Mao và Tào Hoán). Các văn thư nói về việc các vua Ngụy xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều không chép (ngoại trừ chiếu nhường ngôi của Hán Hiến Đế - Hán Hiến Đế thiện nhượng sách văn, các văn thư khác chỉ do Bùi Tùng Chi chú thích).
Thục chí xếp Lưu Bị vào liệt truyện tức Tiên chủ truyện (mặc dù Lưu Bị xưng đế), không gọi trực tiếp tên húy, khi chết dùng chữtồ (殂) ngang địa vị với chữ băng (崩). Các văn thư nói về việc Lưu Bị xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều chép đầy đủ (có thể do tình lưu luyến với cố quốc). Hoàng đế thứ hai nhà Thục Hán là Lưu Thiện được xếp vào Hậu chủ truyện.
Ngô chí trong nguyên bản gọi thẳng tên húy các vua Đông Ngô như Tôn Quyền truyện, Tôn Lượng Tôn Hưu Tôn Hạo truyện; cách gọi hiện nay Ngô chủ truyện, Tam tự chủ truyện là do người đời sau sửa lại. Về việc Tôn Quyền tuyên bố xưng đế, trong phần Ngô chủ truyện có chép câu "Nam giao tức Hoàng đế vị" (lên ngôi Hoàng đế ở đàn Nam giao), còn văn thư đăng đàn tế cáo trời đất thì không chép, chỉ có trong phần chú thích của Bùi Tùng Chi.
Đồng thời để tôn trọng sự thống trị của nhà Tấn, Tam quốc chí không viết liệt truyện về các nhân vật Tư Mã Ý, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu (do được Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm truy tôn là Tấn Tuyên Đế, Tấn Cảnh Đế, Tấn Văn Đế). Ngoài ra, tác giả cũng lược bỏ không viết liệt truyện về nhân vật Khổng Dung.
Bùi Tùng Chi chú thích
Vào thời Đông Hán, sử học tiếp nhận ảnh hưởng từ trào lưu đơn giản hóa của kinh học nên xuất hiện trào lưu giản lược hóa các tài liệu lịch sử. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện Tam quốc chí của Trần Thọ với nội dung giản lược về thời đại Tam quốc. Sau khi Trần Thọ mất hơn trăm năm, nhiều sử liệu về thời Tam quốc xuất hiện, Tống Văn Đế thời Nam-Bắc triều thấy nội dung của Tam quốc chí quá sơ lược nên đã ra lệnh cho Bùi Tùng Chi chú thích. Bùi Tùng Chi đã tập hợp các sử liệu để bổ sung các phần mà Tam quốc chí không chép hoặc chép thiếu bằng 6 phương pháp:
Dẫn lời bàn luận của nhiều tác gia khác nhau để phân định phải trái.
Tham khảo ý kiến của nhiều tác gia khác nhau để xét những điểm khác biệt, ngụy tạo.
Sự việc trong các truyện đều kể rõ mọi đầu đuôi, uẩn khúc.
Bổ sung các sự việc còn thiếu cho các truyện.
Kể rõ cuộc đời của các nhân vật trong các truyện.
Phụ thêm các nhân vật còn thiếu cho các truyện.
Theo thống kê của một số học giả, thì số tư liệu mà Bùi Tùng Chi dùng để chú giải Tam quốc chí là khoảng 240 loại, gấp 3 lần so với nguyên bản Tam quốc chí. Mã Niệm Tổtrong tác phẩm Thủy kinh chú đẳng bát chủng cổ tịch dẫn dụng thư mục vị biên cho rằng số tư liệu mà Bùi Tùng Chi sử dụng là 203 loại. Hiện nay, theo thống kê bản hiệu đính Tam quốc chí tại Trung Hoa thư cục đã phát hiện phần chính văn của Trần Thọ có 366657 chữ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi có 320799 chữ. Tống Văn Đế đương thời gọi công việc chú thích của Bùi Tùng Chi là "bất hủ". Các sử gia đời sau như Tư Mã Quang (thời Bắc Tống) khi biên soạn Tư trị thông giám đã tổng hợp các truyện ký trong Tam quốc chí của Trần Thọ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi để miêu tả trận chiến Xích Bích.
Bản Tam quốc chí do Bùi Tùng Chi chú thích là bản thông dụng nhất hiện nay, còn gọi là Trần chí, Bùi chú.
Trích dẫn tiêu biểu
"Kê lặc" (gân gà): Ngụy thư quyển 1, Vũ Đế kỷ, Bùi Tùng Chi dẫn sách Cửu châu Xuân Thu của Tư Mã Bưu viết:
Thời Vương dục hoàn, xuất lệnh viết "kê lặc", quan thuộc bất tri sở vị. Chủ bộ Dương Tu tiện tự nghiêm trang, nhân kinh vấn Tu: "Hà dĩ tri chi?"
Tu viết: "Phù kê lặc, khí chi như khả tích, thực chi vô sở đắc, dĩ tỷ Hán Trung, tri Vương dục hoàn dã" (Khi Vương muốn rút về, mới ra lệnh rằng "kê lặc", các quan không hiểu ý gì. Quan chủ bộ là Dương Tu liền tự thu xếp hành trang, mọi người kinh ngạc hỏi Tu: "Làm sao ông biết?"
Tu đáp: "Gân gà, bỏ đi thì tiếc, ăn vào thì không ra gì, lấy nó để ví với đất Hán Trung, biết Vương đã muốn lui rồi" (時王欲還,出令曰「雞肋」,官屬不知所謂。主簿楊脩便自嚴裝,人驚問脩:「何以知之?」脩曰:「夫雞肋,棄之如可惜,食之無所得,以比漢中,知王欲還也。」
"Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân sở tri" (lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết): Ngụy thư quyển 4, Tam Thiếu Đế kỷ, Bùi Tùng Chi dẫn sách Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ viết: Đế kiến uy quyền nhật khứ, bất thăng kỳ phẫn. Nãi triệu thị trung Vương Thẩm, thượng thư Vương Kinh, tán kỵ thường thị Vương Nghiệp, vị viết: "Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân sở tri dã. Ngô bất năng tọa thụ phế nhục, kim nhật đương dữ khanh tự xuất thảo chi" = Vua thấy uy quyền càng ngày càng mất, không nén nổi căm giận. Bèn triệu quan thị trung Vương Thẩm, quan thượng thư Vương Kinh và tán kỵ thường thị Vương Nghiệp, nói rằng: "Lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết. Ta không thể ngồi yên chịu nhục, hôm nay muốn cùng các khanh đi thảo phạt nghịch tặc" (帝見威權日去,不勝其忿。乃召侍中王沈、尚書王經、散騎常侍王業,謂曰:「司馬昭之心,路人所知也。吾不能坐受廢辱,今日當與卿自出討之。」
"Lão sinh thường đàm" (lời thầy đồ thường nói): Ngụy thư quyển 29, Quản Lộ truyện, Đặng Dương nói với Quản Lộ: "Thử lão sinh chi thường đàm" (此老生之常譚 - Đó là lời lũ thầy đồ thường nói). Quản Lộ đáp: "Phù lão sinh giả kiến bất sinh, thường đàm giả kiến bất đàm" (夫老生者見不生,常譚者見不譚 - Lão sinh đã thấy thì không sinh, thường đàm đã thấy thì không đàm)
"Lạc bất tư Thục" (vui không nhớ đến nước Thục nữa): Thục thư quyển 3, Hậu chủ truyện, Bùi Tùng Chi dẫn sách Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ viết: Vương vấnThiện viết: "Phả tư Thục phủ?" Thiện viết: "Thử gian lạc, bất tư Thục" = Vương hỏi Thiện rằng: "Có nhớ nước Thục không?" Thiện đáp: "Ở đây vui lắm, không nhớ nước Thục nữa" (王問禪曰:「頗思蜀否?」禪曰:「此間樂,不思蜀。)
Đánh giá
Tam quốc chí là chính sử ghi chép về thời Tam quốc của Trung Quốc, được xếp vào danh sách nhị thập tứ sử. Đương thời đại thần nhà Tấn là Trương Hoa đánh giá rất cao tác phẩm này. Sau khi Trần Thọ mất, Thượng thư lang Phạm Quân dâng biểu tâu rằng:
“
Trần Thọ viết Tam quốc chí, lời văn nhiều chỗ khuyên răn, tỏ rõ mọi điều lợi hại, có ích cho phong hóa, tuy văn không hay bằng Tương Như nhưng chất thì ngay thẳng hơn nhiều, nguyện xin sao lục. ”
Lưu Hiệp, người thời Lương (Nam-Bắc triều) đánh giá Tam quốc chí của Trần Thọ như sau:
“
Tam quốc chí của Trần Thọ thấm nhuần chất văn, Tuân, Trương đem so sánh với Thiên, Cố chẳng phải là quá lời. ”
Thiếu sót lớn nhất của Tam quốc chí là chỉ có bản kỷ và liệt truyện, không có phần chí và biểu, do đó tác phẩm chủ yếu chép về các nhân vật thời Tam quốc chứ không chép vềđịa lý, kinh tế và chế độ chính trị. Tính khách quan của Trần Thọ khi viết sử cũng còn nhiều ý kiến phê bình khác nhau, như Tấn thư của Phòng Huyền Linh ghi lại rằng:
“
Đinh Nghi, Đinh Dị là hai người có tiếng ở nước Ngụy, Thọ bảo con họ rằng: "Nếu tìm cho ta được nghìn hộc lương, ta sẽ vì tôn phụ mà viết truyện cho hay." Họ Đinh không mang đến nên không được viết truyện. Cha Thọ làm tham quân cho Mã Tốc, Tốc bị Gia Cát Lượng giết, cha Thọ cũng bị xử tội cắt tóc, Gia Cát Chiêm lại khinh Thọ. Thọ viết truyện về Lượng, bảo Lượng mưu lược không cao, không có tài ứng địch, bàn luận thì chỉ dựa vào sách vở, tiếng tăm vượt quá sự thực. Người bàn lấy đó để chê. ”
Lưu Tri Kỷ trong Sử thông, thiên Trực thư phê bình việc Trần Thọ không đề cập đến việc Tư Mã Ý gặp bất lợi khi tác chiến với Gia Cát Lượng và việc Tào Mao phát binh đánhTư Mã Chiêu, bị Thành Tế giết:
“ Lúc Tuyên, Cảnh mới khai sáng cơ nghiệp, khi (họ) Tào và (họ Tư) Mã tranh giành, hoặc dựng doanh trại ở sông Vị, bị thua Vũ hầu, hoặc phát binh ở Vân Đài (đánh Tư Mã Chiêu), bị Thành Tế hại chết, Trần Thọ, Vương Ẩn đều ngậm miệng không nói đến. ”
Đường Canh, người thời Bắc Tống phê bình cách xưng hô quốc hiệu Thục Hán của Trần Thọ như sau:
“
Trên từ Sử ký Tư Mã Thiên, dưới đến Ngũ Đại sử, trong khoảng mấy ngàn năm, từ vương bá chính thống đến tiếm ngôi loạn tặc, từ các nước nhỏ, cho đến các nước Man Di Nhung Địch ở bên ngoài, sử gia không bao giờ là không ghi chép quốc hiệu, nhưng Tam quốc chí thì không thế. Cha con Lưu Bị nối tiếp nhau cai trị hơn bốn chục năm, trước sau đều xưng quốc hiệu là Hán, chưa từng xưng là Thục bao giờ, nếu như có xưng Thục thì cũng chỉ là lời tục xưng mà thôi. Trần Thọphế bỏ chính hiệu, dùng lời tục xưng, làm theo ý riêng của Ngụy Tấn, bỏ đi phép công của người viết sử. Dụng ý như thế, thì những việc thiện ác khen chê trong sách chắc cũng định đoạt luôn, là đáng tin ư! ”
Đường Canh còn ghi lại lời Vương An Thạch khuyên Âu Dương Tu biên soạn lại lịch sử thời Tam Quốc:
“
Trước kia Âu Dương Văn Trung công viết Ngũ Đại sử, Vương Kinh công nói rằng: Chuyện thời Ngũ Đại, không đủ để ghi chép, sao đủ làm phiền đến ông. Những chuyện đáng vui mừng thời Tam Quốc rất nhiều, đều bị Trần Thọ phá hoại. Bây giờ có thể viết lại. ”
Tam quốc chí quyển 20: Vũ Văn thế Vương Công truyện có chép việc Tào Xung cân voi, Hà Trác (người thời Thanh) nghi ngờ rằng việc này không chắc đã có thật:
“
Tôn Sách chết vào năm Kiến An thứ năm, Tôn Quyền mới lên thay, đến năm Kiến An thứ mười lăm Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu, Sĩ Nhiếp đem anh em đến vâng theo mệnh lệnh, sau đó (người Ngô) mới có thể biết được loài voi to (ở Giao Châu), còn Thương Thư (tên tự của Tào Xung) thì đã mất vào năm Kiến An thứ mười ba, do đó việc (Tào Xung cân voi) là bịa đặt. Vạch mực nước đánh dấu trên thuyền thì nghi rằng toán thuật cũng có phép này. ”
Tam quốc chí quyển 30: Ô Hoàn Tiên Ti Đông Di truyện đã dựa vào các tư liệu từ Ngụy thư của Vương Thẩm và Ngụy lược của Ngư Hoạn để ghi chép về Nhật Bản - quốc gia ở phía đông Trung Quốc. Đây là sử liệu rất quan trọng ghi chép lịch sử Nhật Bản thời kỳ cổ đại.
Ảnh hưởng
Vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, La Quán Trung đã căn cứ vào các truyền thuyết dân gian, thoại bản, hý khúc cùng các tài liệu lịch sử là Tam quốc chí của Trần Thọ và Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi để viết nên tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa (gọi tắt là Tam quốc diễn nghĩa).
Tiểu thuyết này có ảnh hưởng rất lớn ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á. So với Tam quốc chí là chính sử, thì Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử, thêm thắt rất nhiều truyền thuyết, truyện kể dân gian; do đó bị đánh giá là "thất thực tam hư" (bảy phần thực, ba phần hư cấu), độ tin cậy về lịch sử dĩ nhiên không cao bằng Tam quốc chí.
Download Tam Quốc Chí - Trần Thọ. PRC
Download Tam Quốc Chí - Trần Thọ. PDF
Tác giả: Trần Thọ
Dịch giả: Bùi Thông
NXB Văn Học 2016
Số trang: 2150
Bìa cứng
Tam quốc chí (giản thể: 三国志; phồn thể: 三國志; Wade-Giles: Sanguo Chih; bính âm: Sānguó Zhì), là một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của Trung Quốc từ năm 189 đến năm 280, do Trần Thọ (陈寿) biên soạn vào thế kỉ thứ 3. Tác phẩm này hình thành từ các mẩu chuyện nhỏ kể về các nước Ngụy, Thục và Ngô của thời đại này, đồng thời là nền tảng cho cuốn tiểu thuyết lịch sử rất phổ biến là Tam quốc diễn nghĩa được viết vào thế kỉ 14. Tam quốc chí là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với Sử ký, Hán thư và Hậu Hán thư.
Nguồn gốc
Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong, ông đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã căn cứ vào các sử liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm, Ngụy lược của Ngư Hoạn, Ngô thư của Vi Chiêu... để viết Tam quốc chí, thuật lại lịch sử Trung Quốc từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình thứ nhất đời Hán Linh Đế (184) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280). Tam quốc chí được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đến nay đã bị thất truyền. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí và Ngô chítồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi tên thành Tam quốc chí.
Lập trường chính trị
Trần Thọ là quan nhà Tấn, do đó phải lấy triều đại đã nhường ngôi cho Tấn là Tào Ngụy làm chính thống.
Ngụy chí xếp các Hoàng đế nhà Ngụy vào bản kỷ, Tào Tháo tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi Hoàng đế nhưng cũng được xếp vào bản kỷ. Có 4 quyển bản kỷ là Vũ Đế kỷ (Tào Tháo), Văn Đế kỷ (Tào Phi), Minh Đế kỷ (Tào Duệ) và Tam Thiếu Đế kỷ(Tào Phương, Tào Mao và Tào Hoán). Các văn thư nói về việc các vua Ngụy xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều không chép (ngoại trừ chiếu nhường ngôi của Hán Hiến Đế - Hán Hiến Đế thiện nhượng sách văn, các văn thư khác chỉ do Bùi Tùng Chi chú thích).
Thục chí xếp Lưu Bị vào liệt truyện tức Tiên chủ truyện (mặc dù Lưu Bị xưng đế), không gọi trực tiếp tên húy, khi chết dùng chữtồ (殂) ngang địa vị với chữ băng (崩). Các văn thư nói về việc Lưu Bị xưng vương, xưng đế, trị nước và việc tang đều chép đầy đủ (có thể do tình lưu luyến với cố quốc). Hoàng đế thứ hai nhà Thục Hán là Lưu Thiện được xếp vào Hậu chủ truyện.
Ngô chí trong nguyên bản gọi thẳng tên húy các vua Đông Ngô như Tôn Quyền truyện, Tôn Lượng Tôn Hưu Tôn Hạo truyện; cách gọi hiện nay Ngô chủ truyện, Tam tự chủ truyện là do người đời sau sửa lại. Về việc Tôn Quyền tuyên bố xưng đế, trong phần Ngô chủ truyện có chép câu "Nam giao tức Hoàng đế vị" (lên ngôi Hoàng đế ở đàn Nam giao), còn văn thư đăng đàn tế cáo trời đất thì không chép, chỉ có trong phần chú thích của Bùi Tùng Chi.
Đồng thời để tôn trọng sự thống trị của nhà Tấn, Tam quốc chí không viết liệt truyện về các nhân vật Tư Mã Ý, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu (do được Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm truy tôn là Tấn Tuyên Đế, Tấn Cảnh Đế, Tấn Văn Đế). Ngoài ra, tác giả cũng lược bỏ không viết liệt truyện về nhân vật Khổng Dung.
Bùi Tùng Chi chú thích
Vào thời Đông Hán, sử học tiếp nhận ảnh hưởng từ trào lưu đơn giản hóa của kinh học nên xuất hiện trào lưu giản lược hóa các tài liệu lịch sử. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện Tam quốc chí của Trần Thọ với nội dung giản lược về thời đại Tam quốc. Sau khi Trần Thọ mất hơn trăm năm, nhiều sử liệu về thời Tam quốc xuất hiện, Tống Văn Đế thời Nam-Bắc triều thấy nội dung của Tam quốc chí quá sơ lược nên đã ra lệnh cho Bùi Tùng Chi chú thích. Bùi Tùng Chi đã tập hợp các sử liệu để bổ sung các phần mà Tam quốc chí không chép hoặc chép thiếu bằng 6 phương pháp:
Dẫn lời bàn luận của nhiều tác gia khác nhau để phân định phải trái.
Tham khảo ý kiến của nhiều tác gia khác nhau để xét những điểm khác biệt, ngụy tạo.
Sự việc trong các truyện đều kể rõ mọi đầu đuôi, uẩn khúc.
Bổ sung các sự việc còn thiếu cho các truyện.
Kể rõ cuộc đời của các nhân vật trong các truyện.
Phụ thêm các nhân vật còn thiếu cho các truyện.
Theo thống kê của một số học giả, thì số tư liệu mà Bùi Tùng Chi dùng để chú giải Tam quốc chí là khoảng 240 loại, gấp 3 lần so với nguyên bản Tam quốc chí. Mã Niệm Tổtrong tác phẩm Thủy kinh chú đẳng bát chủng cổ tịch dẫn dụng thư mục vị biên cho rằng số tư liệu mà Bùi Tùng Chi sử dụng là 203 loại. Hiện nay, theo thống kê bản hiệu đính Tam quốc chí tại Trung Hoa thư cục đã phát hiện phần chính văn của Trần Thọ có 366657 chữ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi có 320799 chữ. Tống Văn Đế đương thời gọi công việc chú thích của Bùi Tùng Chi là "bất hủ". Các sử gia đời sau như Tư Mã Quang (thời Bắc Tống) khi biên soạn Tư trị thông giám đã tổng hợp các truyện ký trong Tam quốc chí của Trần Thọ và phần chú thích của Bùi Tùng Chi để miêu tả trận chiến Xích Bích.
Bản Tam quốc chí do Bùi Tùng Chi chú thích là bản thông dụng nhất hiện nay, còn gọi là Trần chí, Bùi chú.
Trích dẫn tiêu biểu
"Kê lặc" (gân gà): Ngụy thư quyển 1, Vũ Đế kỷ, Bùi Tùng Chi dẫn sách Cửu châu Xuân Thu của Tư Mã Bưu viết:
Thời Vương dục hoàn, xuất lệnh viết "kê lặc", quan thuộc bất tri sở vị. Chủ bộ Dương Tu tiện tự nghiêm trang, nhân kinh vấn Tu: "Hà dĩ tri chi?"
Tu viết: "Phù kê lặc, khí chi như khả tích, thực chi vô sở đắc, dĩ tỷ Hán Trung, tri Vương dục hoàn dã" (Khi Vương muốn rút về, mới ra lệnh rằng "kê lặc", các quan không hiểu ý gì. Quan chủ bộ là Dương Tu liền tự thu xếp hành trang, mọi người kinh ngạc hỏi Tu: "Làm sao ông biết?"
Tu đáp: "Gân gà, bỏ đi thì tiếc, ăn vào thì không ra gì, lấy nó để ví với đất Hán Trung, biết Vương đã muốn lui rồi" (時王欲還,出令曰「雞肋」,官屬不知所謂。主簿楊脩便自嚴裝,人驚問脩:「何以知之?」脩曰:「夫雞肋,棄之如可惜,食之無所得,以比漢中,知王欲還也。」
"Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân sở tri" (lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết): Ngụy thư quyển 4, Tam Thiếu Đế kỷ, Bùi Tùng Chi dẫn sách Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ viết: Đế kiến uy quyền nhật khứ, bất thăng kỳ phẫn. Nãi triệu thị trung Vương Thẩm, thượng thư Vương Kinh, tán kỵ thường thị Vương Nghiệp, vị viết: "Tư Mã Chiêu chi tâm, lộ nhân sở tri dã. Ngô bất năng tọa thụ phế nhục, kim nhật đương dữ khanh tự xuất thảo chi" = Vua thấy uy quyền càng ngày càng mất, không nén nổi căm giận. Bèn triệu quan thị trung Vương Thẩm, quan thượng thư Vương Kinh và tán kỵ thường thị Vương Nghiệp, nói rằng: "Lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết. Ta không thể ngồi yên chịu nhục, hôm nay muốn cùng các khanh đi thảo phạt nghịch tặc" (帝見威權日去,不勝其忿。乃召侍中王沈、尚書王經、散騎常侍王業,謂曰:「司馬昭之心,路人所知也。吾不能坐受廢辱,今日當與卿自出討之。」
"Lão sinh thường đàm" (lời thầy đồ thường nói): Ngụy thư quyển 29, Quản Lộ truyện, Đặng Dương nói với Quản Lộ: "Thử lão sinh chi thường đàm" (此老生之常譚 - Đó là lời lũ thầy đồ thường nói). Quản Lộ đáp: "Phù lão sinh giả kiến bất sinh, thường đàm giả kiến bất đàm" (夫老生者見不生,常譚者見不譚 - Lão sinh đã thấy thì không sinh, thường đàm đã thấy thì không đàm)
"Lạc bất tư Thục" (vui không nhớ đến nước Thục nữa): Thục thư quyển 3, Hậu chủ truyện, Bùi Tùng Chi dẫn sách Hán Tấn Xuân Thu của Tập Tạc Xỉ viết: Vương vấnThiện viết: "Phả tư Thục phủ?" Thiện viết: "Thử gian lạc, bất tư Thục" = Vương hỏi Thiện rằng: "Có nhớ nước Thục không?" Thiện đáp: "Ở đây vui lắm, không nhớ nước Thục nữa" (王問禪曰:「頗思蜀否?」禪曰:「此間樂,不思蜀。)
Đánh giá
Tam quốc chí là chính sử ghi chép về thời Tam quốc của Trung Quốc, được xếp vào danh sách nhị thập tứ sử. Đương thời đại thần nhà Tấn là Trương Hoa đánh giá rất cao tác phẩm này. Sau khi Trần Thọ mất, Thượng thư lang Phạm Quân dâng biểu tâu rằng:
“
Trần Thọ viết Tam quốc chí, lời văn nhiều chỗ khuyên răn, tỏ rõ mọi điều lợi hại, có ích cho phong hóa, tuy văn không hay bằng Tương Như nhưng chất thì ngay thẳng hơn nhiều, nguyện xin sao lục. ”
Lưu Hiệp, người thời Lương (Nam-Bắc triều) đánh giá Tam quốc chí của Trần Thọ như sau:
“
Tam quốc chí của Trần Thọ thấm nhuần chất văn, Tuân, Trương đem so sánh với Thiên, Cố chẳng phải là quá lời. ”
Thiếu sót lớn nhất của Tam quốc chí là chỉ có bản kỷ và liệt truyện, không có phần chí và biểu, do đó tác phẩm chủ yếu chép về các nhân vật thời Tam quốc chứ không chép vềđịa lý, kinh tế và chế độ chính trị. Tính khách quan của Trần Thọ khi viết sử cũng còn nhiều ý kiến phê bình khác nhau, như Tấn thư của Phòng Huyền Linh ghi lại rằng:
“
Đinh Nghi, Đinh Dị là hai người có tiếng ở nước Ngụy, Thọ bảo con họ rằng: "Nếu tìm cho ta được nghìn hộc lương, ta sẽ vì tôn phụ mà viết truyện cho hay." Họ Đinh không mang đến nên không được viết truyện. Cha Thọ làm tham quân cho Mã Tốc, Tốc bị Gia Cát Lượng giết, cha Thọ cũng bị xử tội cắt tóc, Gia Cát Chiêm lại khinh Thọ. Thọ viết truyện về Lượng, bảo Lượng mưu lược không cao, không có tài ứng địch, bàn luận thì chỉ dựa vào sách vở, tiếng tăm vượt quá sự thực. Người bàn lấy đó để chê. ”
Lưu Tri Kỷ trong Sử thông, thiên Trực thư phê bình việc Trần Thọ không đề cập đến việc Tư Mã Ý gặp bất lợi khi tác chiến với Gia Cát Lượng và việc Tào Mao phát binh đánhTư Mã Chiêu, bị Thành Tế giết:
“ Lúc Tuyên, Cảnh mới khai sáng cơ nghiệp, khi (họ) Tào và (họ Tư) Mã tranh giành, hoặc dựng doanh trại ở sông Vị, bị thua Vũ hầu, hoặc phát binh ở Vân Đài (đánh Tư Mã Chiêu), bị Thành Tế hại chết, Trần Thọ, Vương Ẩn đều ngậm miệng không nói đến. ”
Đường Canh, người thời Bắc Tống phê bình cách xưng hô quốc hiệu Thục Hán của Trần Thọ như sau:
“
Trên từ Sử ký Tư Mã Thiên, dưới đến Ngũ Đại sử, trong khoảng mấy ngàn năm, từ vương bá chính thống đến tiếm ngôi loạn tặc, từ các nước nhỏ, cho đến các nước Man Di Nhung Địch ở bên ngoài, sử gia không bao giờ là không ghi chép quốc hiệu, nhưng Tam quốc chí thì không thế. Cha con Lưu Bị nối tiếp nhau cai trị hơn bốn chục năm, trước sau đều xưng quốc hiệu là Hán, chưa từng xưng là Thục bao giờ, nếu như có xưng Thục thì cũng chỉ là lời tục xưng mà thôi. Trần Thọphế bỏ chính hiệu, dùng lời tục xưng, làm theo ý riêng của Ngụy Tấn, bỏ đi phép công của người viết sử. Dụng ý như thế, thì những việc thiện ác khen chê trong sách chắc cũng định đoạt luôn, là đáng tin ư! ”
Đường Canh còn ghi lại lời Vương An Thạch khuyên Âu Dương Tu biên soạn lại lịch sử thời Tam Quốc:
“
Trước kia Âu Dương Văn Trung công viết Ngũ Đại sử, Vương Kinh công nói rằng: Chuyện thời Ngũ Đại, không đủ để ghi chép, sao đủ làm phiền đến ông. Những chuyện đáng vui mừng thời Tam Quốc rất nhiều, đều bị Trần Thọ phá hoại. Bây giờ có thể viết lại. ”
Tam quốc chí quyển 20: Vũ Văn thế Vương Công truyện có chép việc Tào Xung cân voi, Hà Trác (người thời Thanh) nghi ngờ rằng việc này không chắc đã có thật:
“
Tôn Sách chết vào năm Kiến An thứ năm, Tôn Quyền mới lên thay, đến năm Kiến An thứ mười lăm Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu, Sĩ Nhiếp đem anh em đến vâng theo mệnh lệnh, sau đó (người Ngô) mới có thể biết được loài voi to (ở Giao Châu), còn Thương Thư (tên tự của Tào Xung) thì đã mất vào năm Kiến An thứ mười ba, do đó việc (Tào Xung cân voi) là bịa đặt. Vạch mực nước đánh dấu trên thuyền thì nghi rằng toán thuật cũng có phép này. ”
Tam quốc chí quyển 30: Ô Hoàn Tiên Ti Đông Di truyện đã dựa vào các tư liệu từ Ngụy thư của Vương Thẩm và Ngụy lược của Ngư Hoạn để ghi chép về Nhật Bản - quốc gia ở phía đông Trung Quốc. Đây là sử liệu rất quan trọng ghi chép lịch sử Nhật Bản thời kỳ cổ đại.
Ảnh hưởng
Vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, La Quán Trung đã căn cứ vào các truyền thuyết dân gian, thoại bản, hý khúc cùng các tài liệu lịch sử là Tam quốc chí của Trần Thọ và Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi để viết nên tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa (gọi tắt là Tam quốc diễn nghĩa).
Tiểu thuyết này có ảnh hưởng rất lớn ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á. So với Tam quốc chí là chính sử, thì Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử, thêm thắt rất nhiều truyền thuyết, truyện kể dân gian; do đó bị đánh giá là "thất thực tam hư" (bảy phần thực, ba phần hư cấu), độ tin cậy về lịch sử dĩ nhiên không cao bằng Tam quốc chí.
Download Tam Quốc Chí - Trần Thọ. PRC
Download Tam Quốc Chí - Trần Thọ. PDF
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏnig, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.