Sách mới

Đại Đường Tây Vực Ký - Tam Tạng Trần Huyền Trang

Đại Đường Tây Vực Ký - Bút Ký Đường Tăng
Tác giả: Tam Tạng Trần Huyền Trang (Nhà Đường)
Chú giải: Tiến sĩ Nhuế Truyền Minh
Biên dịch: Tiến sĩ Lê Sơn
NXB Phương Đông 2007
806 Trang

"Đại Đường Tây Vức Ký" là tấm bản đồ đầy đủ nhất, chi ly nhất mà đương thời từ năm 628 đến năm 645 tại Ấn Độ và Trung Hoa chưa có một người nào viết được một bộ Sử Phật Giáo như thế.


Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ.

Đi đến đâu, Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật cũng như chư vị Bồ Tát, A La Hán. Số nước mà Ngài đã đi qua là 110, ngày nay chúng ta có thể gọi là những tiểu bang, vì ngày xưa mỗi một vùng có một ông Vua nhỏ, hoặc tù trưởng đứng đầu. Còn ngày nay, Ấn Độ chỉ còn một nước mà thôi. Chung quanh đó có một số nước, ngoài Ấn Độ như Ba Tư, Kasmir, Tân Cương v.v... là những nước lớn ta có thể kể riêng. Nhưng tựu chung chỉ đi bộ và dùng voi ngựa mà vượt qua được những chặng đường dài gần 50 ngàn dặm ấy thì quả thật thế gian nầy chỉ có một không hai.

Trong tập bút ký này, Huyền Trang đã ghi chép về 138 nước, mà phần lớn Pháp sư đã từng đặt chân đến, rồi dùng ngòi bút của một sử gia chuyên nghiệp, ghi chép rất cẩn thận. Nội dung tổng hợp cả tính Lịch sử, Địa lý và đầy đủ các giá trị văn hoá của từng nước. Có thể nói đây là một tư liệu văn hiến rất trọng yếu dùng để nghiên cứu lịch sự Phật giáo, lịch sử giao lưu giữa các nước vùng Trung Á, Nam Á. (Hoà thượng Thích Phước Sơn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam).

Nhờ bản đồ hành hương của Ngài qua truyện Đại Đường Tây Vức Ký nầy mà những nhà Học giả, những nhà Khảo Cổ Học người Âu Châu mới tìm đến Ấn Độ để xác nhận, tìm kiếm những di tích ấy vào cuối thế kỷ thứ 18 và cho đến nay thì bốn Thánh Địa căn bản của đức Phật từ khi Đản Sinh cho đến khi Thành Đạo, Thuyết Pháp lần đầu tiên và thị tịch Đại Bát Niết Bàn đã rõ ràng. Bây giờ các nhà Khảo Cổ Học người Nhật Bản vẫn còn đang tiếp tục tìm kiếm các di tích cũ ngày xưa cách đây 2547 năm về trước. Tất cả đều nhờ vào công đức của Ngài Huyền Trang Pháp Sư đã vẽ cho chúng ta một tấm bản đồ cách đây 1375 năm (2003-628, là năm mà Ngài Huyền Trang 33 tuổi bắt đầu sang Ấn Độ); đây là một tấm bản đồ cũ nhất trong tất cả những tấm bản đồ của thế giới hiện nay.

Đại Đường Tây Vức Ký đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Việt, ...

Quý độc giả sẽ không tìm được Trư Bát Giới, Tôn Hành Giả, Sa Tăng và con Bạch Mã trong tác phẩm nầy như Ngô Thừa Ân đã giới thiệu qua tác phẩm Tây Du Ký mà ngày nay người ta đã đóng thành phim, ai xem cũng thích ba nhân vật kia hơn là Đường Tam Tạng; nhưng thật ra Đường Tam Tạng mới là vai chính trong khi đi thỉnh kinh như thế. Dĩ nhiên trên đường đi Ngài cũng đã gặp những nước chỉ toàn là đàn bà không có đàn ông, qua sa mạc, qua sông Tín Độ chảy xiết, voi bị sụp nước, kinh bị ướt mất, qua núi Thống Lĩnh lạnh buốt v.v...nhưng không có những yêu quái xuất hiện quá nhiều như trong Tây Du Ký đã mê hoặc độc giả.

Đại Đường Tây Vực Ký - Bút Ký Đường Tăng: Có lẽ hình ảnh Tam Tạng pháp sư Huyền Trang (600-664) đi thỉnh kinh là một trong những hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc và in sâu vào tâm thức của đa số người Việt Nam chúng ta nhất. Con người ấy đã vì pháp quên mình, cô thân chích ảnh, trải bao hiểm nguy, băng ngàn vượt suối, đến tận đất Phật, trong thời buổi đường đi chỉ là những lối mòn hoang sơ đầy bấc trắc, để tìm thầy học đạo suốt 17 năm trời, rồi thỉnh về nước 657 bộ kinh Phật bằng tiếng Ấn Độ.

Mục lục:

Lời giới thiệu của hoà thượng Thích Phước Sơn

Đôi nét về tác giả Trần Huyền Trang

Nhà chú giải Nhuế Truyền Minh

Giới thiệu những vấn đề xung quanh tác giả và tác phẩm " Đại Đường Tây Vực Ký "

Đại Đường Tây Vực Ký (Quyển 1)

Từ nước A Kỳ đến thuỷ thành Tô Diệp

Nước A Kỳ Ni (AGNI)

Nước Khuất Chi

Nước Khuất Chi ( Tiếp 1)

Nước Khuất Chi ( Tiếp 2)

Nước Khuất Chi ( Tiếp 3)

Nước Bạc Lộc Già

Từ Lăng Sơn đến Đại Thanh Trì

Thuỷ thành Tố Diệp

Địa khu tốt lợi

Tổng thuật Địa khu tốt lợi

Thiên truyền

Thánh Đát La Tư

Đại Đường Tây Vực Ký (Quyển 2)

Tổng thuật nước Ấn Độ

Danh xưng Ấn Độ

Cương vực

Đơn vị đo chiều dài

Tuế thời

Nhà ở, cung điện

Y phục và trang sức

Ăn uống

Chữ viết

Giáo dục

Đại Đường Tây Vực Ký (Quyển 3)

Nước Điểu Trượng Na và nước Bát lộ la

Nước Điểu Trượng Na

Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 1)

Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 2)

Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 3)

Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 4)

Nước Điểu Trượng Na (Tiếp 5)

Đại Đường Tây Vực Ký (Quyển 12)

Nước Tào Cự Thác nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na

Nước tảo Củ Thác

Nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na

Nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na ( Tiếp)

Nước Đổ Hóa La Cổ Địa

Nước An Đát La Phược

Hoạt Quốc

Năm nước: Mông Kiện, A Lợi Ni, Hạt La Hồ, Cật Lật Sắc Ma, Bát Lợi Hạt

Từ Đại Lưu sa trên đường đi về nước

Xin mời các bạn download Ebook Đại Đường Tây Vực Ký - Huyền Trang Pháp Sư:

1. Ebook (pdf)
Download File Đại Đường Tây Vực Ký - Huyền Trang Pháp Sư PDF
Download File Đại Đường Tây Vực Ký - Huyền Trang Pháp Sư PDF
Đại Đường Tây Vực Ký - Tam Tạng Trần Huyền Trang - Ebook

2. Ebook (prc): Đại Đường Tây Vực Ký - Tam Tạng Trần Huyền Trang - Ebook


Xem hướng dẫn download tại đây

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY


Giá: 550.000 vnđ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Đại Đường Tây Vực Ký - Tam Tạng Trần Huyền Trang
Top
Chat với chúng tôi