“Đọc quyển này rồi thì có thể sau đó các bạn sẽ nghĩ khác đi, thậm chí sẽ sống hơi khác đi một chút. Lâm Ngữ Đường là học giả Trung Hoa từng học ở Harvard, Leipzig, sống cùng thời với những tên tuổi như Hồ Thích, Lỗ Tấn, sau qua sống ở Mỹ, viết nhiều sách bằng tiếng Anh giới thiệu Trung Hoa với phương tây. Một trong mấy cuốn đó rất nổi tiếng là The Importance of Living, bàn về cách sống, triết lý sống, tác giả thường so sánh hai nếp sống Mỹ và Trung quốc, tôi nghĩ các bạn, đặc biệt các bạn sống ở nước ngoài, có dịp nên đọc thử (…)." - Ngô Văn Long.
Chúng ta có cảm tưởng tác giả là những kĩ thuật gia – ngay cả André Maurois trong cuốn “Un Art de Vivre” cũng vậy – và kĩ thuật của họ rất hợp lí, rất có hiệu quả, ta tin họ như ta tin một kiến trúc sư trong việc xây nhà, tin một kĩ sư trong việc luyện thép, và ta tự hứa sẽ rán theo họ, thế thôi. Họ không gợi cho ta một thắc mắc, một suy tư nào cả; mà vấn đề ở đây là giá trị của một tác phẩm phải gợi cho ta được những thắc mắc và suy tư.
Cuốn Sống Đẹp (The Importance of Living) này khác hẳn. Tác giả, Lâm Ngữ Đường, vượt lên trên tất cả kĩ thuật đó mà cơ hồ ông cho chỉ là những chi tiết; ông muốn nhìn bao quát cả vấn đề SỐNG, đặt một cơ sở cho vấn đề đó, mà hễ cơ sở đã vững rồi thì chi tiết chẳng cần vạch rõ cũng thấy. Vì chỉ có Sống mới là quan trọng, mà nhiều người ngày nay quên hẳn điều đó đi, quên rằng dù mình làm việc hay tiêu khiển, dù mình trau dồi tâm trí, dựng nên những học thuyết triết lí, xã hội, kinh tế hay chính trị... cũng chỉ để phục vụ sự Sống, để duy trì đời Sống, cải thiện nó, làm cho nó phong phú lên, dễ chịu hơn, cao đẹp hơn; tóm lại là chúng ta tìm cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ không phải vì cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ mà vì sự SỐNG. Do đó, nhan đề cuốn này trong nguyên văn là The Importance of Living: Sự quan trọng của sinh hoạt.
Mỗi loại sinh vật có một cách sinh hoạt: thảo mộc có cách sinh hoạt của thảo mộc, cầm thú có cách sinh hoạt của cầm thú, loài người cũng vậy. Cách sinh hoạt phải hợp với bản chất của mỗi loại. Mà bản chất của con người không phải là cầm thú, cũng không phải là thánh thần. Đành rằng trong lịch trình tiến hóa thời nào loài người cũng muốn vươn lên cao hơn, muốn chế ngự được lòng mình, chế ngự được thiên nhiên, muốn mọc cánh bay lên mà kết bạn với thiên thần, như Tôn Ngộ Không trong truyện Tây Du kí; nhưng còn một thể xác sớm muộn gì cũng bị hủy diệt, còn những nhu cầu vật chất như ăn uống, tình dục... thì con người không thể nào là Thánh được và nhất định phải có ích nhiều khuyết điểm, nhu nhược, mâu thuẫn… Nhận chân được điều đó – người không phải là cầm thú cũng không phải là thần thánh – thì mới có thể tìm một lối sống, dựng nên những học thuyết thích hợp với con người được; như vậy mới là hợp tình hợp lí, nghĩa là hợp với tâm tình con người và hợp với luật lệ thiên nhiên, chứ không phải hợp với những phép diễn dịch, qui nạp… của các luận lí gia. Vì “lòng người vẫn có những lí lẽ mà lí trí không sao hiểu nổi”.
Bốn chữ “hợp tình, hợp lí” tóm tắc được tất cả triết lí của họ Lâm. Bất kì cái gì, dù cao đẹp tới mấy, dù đúng phép luận lí tới mấy mà không hợp tình hợp lí cũng là xấu.
Làm việc vốn là một hành động tôn nghiêm, nhưng nếu cặm cụi làm việc mà quên ăn, quên ngủ, hóa quạu quọ, khắc nghiệt với người khác thì là quên mình, quên người, là không hợp tình, hợp lí, là xấu.
Đề cao một lí tưởng để kiến thiết quốc gia, mưu hạnh phúc cho đồng bào là một hành động rất cao đẹp, nhưng nếu vì mục đích đó mà gây ra những cuộc tàn sát như Hitler đối với dân tộc Do Thái thì lại là không hợp tình hợp lí, là xấu.
Lâm Ngữ Đường bảo triết lí đó không phải là của ông mà của dân tộc Trung Hoa vì nó tổng hợp, dung hòa được hai triết thuyết quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, tức Khổng giáo và Lão giáo. Nó bàn bạc trong thơ văn Trung Hoa, thấm nhuần đời sống Trung Hoa và ông dẫn ra rất nhiều cố sự cùng danh ngôn để làm chứng cứ. Do đó, ngoài giá trị về phương diện mà người Pháp gọi là Culture humaine (ta thường dịch ra là Học làm người), tác phẩm còn có một giá trị lớn hơn nhiều về phương diện nghệ thuật, văn hóa.
Chúng ta có cảm tưởng tác giả là những kĩ thuật gia – ngay cả André Maurois trong cuốn “Un Art de Vivre” cũng vậy – và kĩ thuật của họ rất hợp lí, rất có hiệu quả, ta tin họ như ta tin một kiến trúc sư trong việc xây nhà, tin một kĩ sư trong việc luyện thép, và ta tự hứa sẽ rán theo họ, thế thôi. Họ không gợi cho ta một thắc mắc, một suy tư nào cả; mà vấn đề ở đây là giá trị của một tác phẩm phải gợi cho ta được những thắc mắc và suy tư.
Cuốn Sống Đẹp (The Importance of Living) này khác hẳn. Tác giả, Lâm Ngữ Đường, vượt lên trên tất cả kĩ thuật đó mà cơ hồ ông cho chỉ là những chi tiết; ông muốn nhìn bao quát cả vấn đề SỐNG, đặt một cơ sở cho vấn đề đó, mà hễ cơ sở đã vững rồi thì chi tiết chẳng cần vạch rõ cũng thấy. Vì chỉ có Sống mới là quan trọng, mà nhiều người ngày nay quên hẳn điều đó đi, quên rằng dù mình làm việc hay tiêu khiển, dù mình trau dồi tâm trí, dựng nên những học thuyết triết lí, xã hội, kinh tế hay chính trị... cũng chỉ để phục vụ sự Sống, để duy trì đời Sống, cải thiện nó, làm cho nó phong phú lên, dễ chịu hơn, cao đẹp hơn; tóm lại là chúng ta tìm cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ không phải vì cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ mà vì sự SỐNG. Do đó, nhan đề cuốn này trong nguyên văn là The Importance of Living: Sự quan trọng của sinh hoạt.
Mỗi loại sinh vật có một cách sinh hoạt: thảo mộc có cách sinh hoạt của thảo mộc, cầm thú có cách sinh hoạt của cầm thú, loài người cũng vậy. Cách sinh hoạt phải hợp với bản chất của mỗi loại. Mà bản chất của con người không phải là cầm thú, cũng không phải là thánh thần. Đành rằng trong lịch trình tiến hóa thời nào loài người cũng muốn vươn lên cao hơn, muốn chế ngự được lòng mình, chế ngự được thiên nhiên, muốn mọc cánh bay lên mà kết bạn với thiên thần, như Tôn Ngộ Không trong truyện Tây Du kí; nhưng còn một thể xác sớm muộn gì cũng bị hủy diệt, còn những nhu cầu vật chất như ăn uống, tình dục... thì con người không thể nào là Thánh được và nhất định phải có ích nhiều khuyết điểm, nhu nhược, mâu thuẫn… Nhận chân được điều đó – người không phải là cầm thú cũng không phải là thần thánh – thì mới có thể tìm một lối sống, dựng nên những học thuyết thích hợp với con người được; như vậy mới là hợp tình hợp lí, nghĩa là hợp với tâm tình con người và hợp với luật lệ thiên nhiên, chứ không phải hợp với những phép diễn dịch, qui nạp… của các luận lí gia. Vì “lòng người vẫn có những lí lẽ mà lí trí không sao hiểu nổi”.
Bốn chữ “hợp tình, hợp lí” tóm tắc được tất cả triết lí của họ Lâm. Bất kì cái gì, dù cao đẹp tới mấy, dù đúng phép luận lí tới mấy mà không hợp tình hợp lí cũng là xấu.
Làm việc vốn là một hành động tôn nghiêm, nhưng nếu cặm cụi làm việc mà quên ăn, quên ngủ, hóa quạu quọ, khắc nghiệt với người khác thì là quên mình, quên người, là không hợp tình, hợp lí, là xấu.
Đề cao một lí tưởng để kiến thiết quốc gia, mưu hạnh phúc cho đồng bào là một hành động rất cao đẹp, nhưng nếu vì mục đích đó mà gây ra những cuộc tàn sát như Hitler đối với dân tộc Do Thái thì lại là không hợp tình hợp lí, là xấu.
Lâm Ngữ Đường bảo triết lí đó không phải là của ông mà của dân tộc Trung Hoa vì nó tổng hợp, dung hòa được hai triết thuyết quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, tức Khổng giáo và Lão giáo. Nó bàn bạc trong thơ văn Trung Hoa, thấm nhuần đời sống Trung Hoa và ông dẫn ra rất nhiều cố sự cùng danh ngôn để làm chứng cứ. Do đó, ngoài giá trị về phương diện mà người Pháp gọi là Culture humaine (ta thường dịch ra là Học làm người), tác phẩm còn có một giá trị lớn hơn nhiều về phương diện nghệ thuật, văn hóa.
Đọc Sống Đẹp, ta nhìn được tổng quát cả nhân sinh quan của người Trung Hoa – và của người Việt ta nữa – và những bạn trẻ thiếu căn bản về cổ học có thể có một nhận thức đại cương đúng và gần đủ về triết học, nghệ thuật phương Đông.
Mục Lục :
Tựa của dịch giả
Tựa của tác giả
Chương 1 : Nhận thức
Chương 2 : Quan niệm về nhân loại
Chương 3 : Di sản động vật tính trong ta
Chương 4 : Cận nhân tình
Chương 5 : Ai có thể ảnh hưởng đến đời được hơn cả?
Chương 6 : Lạc thú ở đời
Chương 7 : Cần biết nhàn tản
Chương 8 : Lạc thú trong gia đình
Chương 9 : Hưởng thụ ở đời
Chương 10 : Hưởng thụ thiên nhiên
Chương 11 : Thú du lãm
Chương 12 : Hưởng thụ văn hóa
Chương 13 : Những quan hệ với Thương đế
Chương 14 : Nghệ thuật tư tưởng
Xin mời các bạn download Ebook tại đây :
1. chm : Sống Đẹp - Lâm Ngữ Đường - Nguyễn Hiến Lê
2. prc : Sống Đẹp - Lâm Ngữ Đường - Nguyễn Hiến Lê
2. prc : Sống Đẹp - Lâm Ngữ Đường - Nguyễn Hiến Lê
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com